Gần đây, 1 loạt ngân hàng lớn của nước Anh bị giới chức Mỹ buộc tội. Hàng loạt scandal nổ ra.
Người ta đang đặt câu hỏi về vai tṛ của cơ quan giám sát tài chính của xứ sở sương mù.
Tháng 3/2009, Hector Sants - cựu Chủ tịch của Cơ quan giám sát dịch vụ tài chính Anh (FSA) – đă cho rằng đáng lư ra mọi người phải nể sợ FSA. Một loạt vụ bê bối liên quan đến các ngân hàng lớn của nước Anh trong thời gian gần đây khiến người ta lo sợ.
Tuy nhiên, đó không phải là nỗi lo sợ theo cách mà Hector Sants mong đợi. Người ta lo sợ rằng con đường dẫn đến khủng hoảng tài chính vẫn không hề thay đổi. Và, điều này sẽ phá hủy nền kinh tế của nước Anh.
.
Đă 3 năm trôi qua, nỗi sợ mà Sants đề cập vẫn chưa xuất hiện. Kết quả là trong hệ thống tài chính đang xuất hiện t́nh trạng 1 loạt ngân hàng không trong sạch và xoay quanh đó là rất nhiều scandal.
Người ta không hề nể sợ và thậm chí không coi FSA là một cơ quan giám sát đầy quyền năng. Năm 2011, tổng số tiền phạt mà FSA thu được là 66 triệu USD. Trong khi đó, kể từ đầu năm đến nay, giới chức Mỹ đă phạt các ngân hàng đến từ nước Anh số tiền lên đến 700 triệu USD.
Công chúng ngày càng phẫn nộ trước những hành động sai trái của các ngân hàng. Trong bài phát biểu năm 2009, Sants đă chỉ ra rằng toàn bộ xă hội đă mất hết niềm tin vào ngành tài chính. Vừa qua, sự thiếu tin tưởng lại được nhân lên với vụ scandal Libor. Không chỉ có thế, 1 số nhân viên ngân hàng c̣n cho rằng hành động bóp méo lăi suất không phải là hành động phạm tội.
Vậy th́, tại sao lại như vậy? Rất có thể điều này bắt nguồn từ khái niệm “bán nhầm” (misselling) trong luật lệ của hệ thống tài chính nước Anh. Đây là khái niệm nhắc đến những sai sót trong quá tŕnh bán các sản phẩm, từ quỹ hưu trí, các sản phẩm cho vay, đầu tư, bảo hiểm đến các hợp đồng hoán đổi lăi suất.
Làm sai, đưa ra thông tin sai lệch hoặc không nắm được thông tin - tất cả những điều này đều dẫn đến hành vi phạm tội hoặc lừa đảo. Đương nhiên, nếu như cố t́nh phản ánh thông tin sai sự thực hay không điều chỉnh thông tin, bạn cũng đă mắc phải lỗi lầm.
Do đó, một số người cho rằng chính việc sử dụng khái niệm “bán nhầm” đă khiến các nhân viên ngân hàng cảm thấy họ được miễn trừ khỏi trách nhiệm. Mỗi scandal mới lại khẳng định thêm về điều này. Khi được hỏi tại sao phạm tội, các tội phạm ngân hàng thường nói rằng họ nghĩ rằng có thể trốn tránh trách nhiệm và thoát tội.
Ngược lại, môi trường pháp luật ở Mỹ là môi trường mà ở đó các nhân viên ngân hàng rất lo sợ bị bắt. Bị phạt hành chính là điều chắc chắn, nhưng các nhân viên ngân hàng cũng như người môi giới phải vào tù là chuyện không thể tránh khỏi.
Đồng thời, sự khác biệt lớn nhất giữa 2 nước chính là cách thức hoạt động của luật pháp. Nước Anh chỉ có 1 cơ quan giám sát duy nhất trong khi ở Mỹ, số lượng các cơ quan luật pháp là rất lớn.
Thêm vào đó, các cơ quan luật pháp của nước Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm trước các chính trị gia. Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đă bị khiển trách v́ để xảy ra vụ lừa đảo của ông trùm Bernard Madoff. Trong khi đó, Cục kiểm soát tiền tệ liên bang bị chỉ trích gay gắt v́ đă không kiểm soát chặt chẽ và để lọt nhiều vụ rửa tiền của HSBC.
Hiện nay, rất nhiều nhân viên của Cục cảnh sát London đang tỏ ra giận dữ trước các hành động của Cục quản lư tài chính New York v́ cơ quan này đă công bố hàng loạt lư lẽ buộc tội Standard Chartered vi phạm nghiêm trọng luật rửa tiền trước khi 2 bên thỏa thuận và đồng ư với án phạt 340 triệu USD.
Trong lư lẽ buộc tội của DFS có đoạn buộc tội Standard Chartered đă có “những hành vi vi phạm có chủ ư trắng trợn”. Theo DFS, dưới sự dẫn dắt của các lănh đạo cấp cao nhất, Standard Chartered đă thiết kế ra và áp dụng những mánh khóe phức tạp.” Tuy nhiên, vậy th́ vai tṛ của FSA ở đâu?
Những lời lẽ buộc tội của DFS cùng với những điều liên quan đến vụ lăi suất Libor cho thấy ở đây đă xuất hiện văn hóa trong đó các nhân viên ngân hàng không hề sợ bị bắt.
Một số người có thể đặt ra câu hỏi điều ǵ khiến họ nghĩ rằng họ có thể trốn thoát. Tuy nhiên, luật lệ chặt chẽ đă bị thiếu hụt ở cả 2 bên bờ Đại Tây Dương. Dường như người Mỹ đă nhận ra điều này và đang cố sửa sai.
Tuy nhiên, nếu như người Anh không thể nhận ra, niềm tin của nhà đầu tư và của người tiêu dùng bị xói ṃn. Các ngân hàng nên sợ hăi trước FSA và tất cả các cơ quan giám sát khác, cho dù sự quản lư của các cơ quan này lỏng lẻo đi chăng nữa. Môi trường hiện nay đang nuôi dưỡng các việc làm sai trái, các vụ lừa đảo, “bán nhầm” và thao túng lăi suất.
Luật pháp tốt kết hợp với phương pháp ngăn ngừa tốt sẽ bảo vệ tất cả mọi người. Chỉ khi làm được như vậy, danh tiếng của hàng ngh́n ngân hàng tốt nói riêng và của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung cũng như cuộc sống của các nhân viên ngân hàng sẽ được bảo vệ.
Minh Anh
Theo TTVN/FT