Cho đến nay, không ai phủ nhận con đường đúng đắn của bóng đá lên chuyên gắn liền với doanh nghiệp hay nói đúng hơn là đội bóng của các ông bầu.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các đội bóng mới nổi ngay lập tức lên làm “bố”, làm “anh” thiên hạ, do việc bỏ tiền mua thầy giỏi, tṛ giỏi, có khi mua nốt cả…điều hành giải. Ngay cả việc đó, người ta cũng “chuyên” hơn, tuyệt không để lại dấu tích ǵ, đừng nói chuyện phạt hay treo, mệt người.
Chỉ hiềm một nỗi, với cách làm lấy được ấy, đội bóng lắm khi chỉ có một nhúm cổ động viên, chủ yếu là người nhà BHL và các cầu thủ, đội trẻ không và không cả sân bóng của đội.
|
Bóng đá Việt Nam cần có những người như bầu Kiên. Ảnh: Song Ngư
|
Ấy là chưa kể khi ông bầu của đội bóng bất ngờ rơi vào ṿng lao lư, tất tần tật từ Liên đoàn cho đến BHL, cầu thủ và phụ huynh chẳng biết đâu mà lần?
Năm 2005, SLNA từng ở vào t́nh huống gần tương tự khi Đồng Chủ tịch CLB dính án. Nghĩa là mất nguồn tài trợ chính cho một đội bóng nghèo bậc nhất V-League. Nhưng c̣n may cho đội bóng Xứ Nghệ bởi khi đó, bao cấp dù ít th́ vẫn có để thầy tṛ bíu vào và đội bóng vẫn có cơ hội mời nhà tài trợ khác.
Nhưng câu chuyện liên quan đến 2 đội bóng của bầu Kiên chắc không đơn giản. Chuyện cũ chưa xong mà chuyện mới th́ chưa biết. Chưa kể trước đó, chuyện Thanh Trung, Thành Lương… cũng không được b́nh thường như với những ông bầu khác, đội bóng khác.
Ấy là chưa kể, nếu thời bao cấp, bóng đá các thành phố lớn hay mọi nhẽ, Hà Nội, TP.HCM, Hải Pḥng…đều mạnh mẽ, nhưng đến thời này th́ mất dần dấu tích. Bản thân đội bóng của bầu Kiên cũng ́ ạch, vô địch từ dưới lên là chính. Lo là phải.
Ngôi vô địch mùa này vừa được “cơ cấu” cho SHB Đà Nẵng. Nói ǵ th́ người ta cũng không thể quên, không thể không đưa tin, chụp ảnh, trích phát biểu của bác bí thư nổi tiếng ham mê bóng đá của sông Hàn.
Có vẻ như mô h́nh V-League ổn định, vững chắc hiện nay vẫn phải là 2 “ngôi sao sáng”: một ông bầu chấp hành pháp luật và một vị lănh đạo địa phương, cơ sở có sức thu hút nhân tài, vật lực và nhiều thứ khác?
Phú Châu, vietnmanet