Theo ý kiến chuyên gia, Nga từng bỏ lỡ cơ hội vượt Mỹ trong lĩnh vực chế tạo phương tiện bay siêu vượt âm phục vụ cho chiến lược "đòn tấn công nhanh toàn cầu".
Để có thể theo kịp được Washington, Moscow cần phải đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực khoa học - kỹ thuật quan trọng này. Đây là ý kiến của cố vấn danh dự Học viện Khoa học Kỹ thuật Nga Yuri Zaitsev.
Bàn về lần thử nghiệm không thành công trong tuần qua của tên lửa siêu vượt âm X-51 WaveRider (>> chi tiết), vị chuyên gia này cho biết Nga từng có cơ hôi để vươn lên trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Đó là khi các kỹ sư Nga phải giải quyết vấn đề có liên quan đến tốc độ siêu âm của thiết bị bay siêu âm thử nghiệm Kh-90 (phương Tây gọi là AS-19 Koala >> chi tiết).
Ông Yuri Zaitsev cho biết Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa siêu vượt âm từ những năm giữa thập niên 1970.
Theo kế hoạch, đến năm 1982, Liên Xô đã phải hoàn thành công việc của mình, và sau đó, 1983 là phải đưa tên lửa mới vào trang bị.
Theo báo cáo, năm 1980, mẫu thử nghiệm Kh-90 đạt tốc độ kỉ lục Mach 3-4.
Tên lửa hành trình siêu âm chiến lược KH-90 Koala.
Bất chấp thành công đã đạt được, vào những năm 1990, chính quyền Nga ra lệnh tạm dừng tất cả công việc có liên quan đến lĩnh vực này.
Chỉ đến năm 2009, các cuộc thử nghiệm có liên quan mới được tái khởi động. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Nga bị lép vế trước Mỹ về lĩnh vực này.
Trong vòng 10 năm qua, Mỹ đã chi 2 triệu USD cho chương trình chế tạo thiết bị bay siêu vượt âm.
Kh-90 (AS-19 Koala) là tên lửa hành trình siêu âm của Liên Xô, được dự định thay thế cho tên lửa cận âm tầm xa. Tuy nhiện, theo Hiệp ước INF mà Liên Xô kí với Mỹ, toàn bộ dự án đầy tham vọng này đã bị dừng lại.
Theo trang
Astronautix, Liên Xô đã phát triển 3 biến thể của dạng tên lửa này:
- Meteorit-M được lắp trên tàu ngầm 667 M với 12 bệ phóng trên tàu, biến thể.
- Meteorit-A dùng cho máy bay ném bom Tu-95 và biến thể mặt đất.
- Meteorit-N. Lần thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này vào ngày 20/5/1980 đã bị thất bại.
3 cuộc thử nghiệm sau đó cũng cho kết quả tương tự.
Đến ngày 16/12/1981, tên lửa mới được thử nghiệm thành công.
Ngày 26/12/1983 tên lửa được phóng thành công từ tàu ngầm 667 M trên biển Barents.
Hiền Thảo (theo News.ru)