(TNO) Chiều nay 20.8, theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), thêm một công nhân đă tử vong và một công nhân có thể phải “sống thực vật” trong vụ mắc kẹt, ngộp thở dưới hầm chứa bột giấy.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Hồng Trường, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, ngày 15.8, Bệnh viện Chợ Rẫy đă cấp cứu, điều trị cho bốn công nhân nhập viện trong t́nh trạng hôn mê sâu, co giật, phồng mắt, tổn thương năo.
Được biết, tai nạn xảy ra vào ngày 14.8, khi năm công nhân của Công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh (đường N1, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, tỉnh B́nh Dương) xuống vệ sinh dưới hầm chứa bột giấy, sâu 5 - 6 m, đă được đóng cửa, không hoạt động gần bảy ngày.
Trong lúc vệ sinh dưới hầm, các công nhân bị ngộp thở và kẹt luôn trong hầm.
![](http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201207/VIENAN/BenhVien/BVCR-20.8-nd1.jpg)
Bệnh nhân Lê Văn Mạnh vẫn hôn mê sâu, co giật và tổn thương năo; được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: Nguyên Mi |
Sau đó, công ty đă gọi lực lượng pḥng cháy chữa cháy, cứu hộ đến đưa các công nhân lên. Tuy nhiên, hai giờ sau, cả năm nạn nhân mới được đưa ra ngoài.
Trong đó, một công nhân là Vơ Văn Tài (43 tuổi, quê huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đă tử vong ngay trên đường đi cấp cứu.
Bốn nạn nhân khác được chuyển đến Bệnh viện đa khoa B́nh Dương cấp cứu rồi tiếp tục được chuyển lên nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM); gồm: Lê Đ́nh Thịnh (36 tuổi, quê huyện Hoài Nhơn, B́nh Định), Chu Văn Tâm (24 tuổi, quê H.Kế Sách, Sóc Trăng), Lê Văn Mạnh (39 tuổi, quê H.Ḥn Đất, Kiên Giang), Ngô Văn Nông (37 tuổi, quê H.Chợ Mới, An Giang).
Bệnh nhân Ngô Văn Nông bị nặng nhất với tổn thương năo nặng, phù năo nên đă tử vong vào tối 19.8.
Bệnh nhân Lê Văn Mạnh đến hôm nay vẫn c̣n hôn mê sâu, co giật và tổn thương năo. Theo bác sĩ Trường, bệnh nhân có thể không phục hồi được chức năng năo mà phải sống “đời sống thực vật”.
Hai nạn nhân c̣n lại của vụ tai nạn hiện đă qua cơn nguy kịch, có thể tự thở và vẫn đang được theo dơi điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bác sĩ Trường cho biết, các nạn nhân bị thiếu oxy năo do ngộp thở trong hầm sâu, kín, không có không khí lưu thông nên gây tổn thương năo. “Chỉ cần thiếu oxy lên năo khoảng 4 phút, bệnh nhân đă có thể bị tổn thương năo, nguy cơ tử vong cao”, bác sĩ Trường nói.
Đồng thời, bác sĩ khuyến cáo những nơi hầm sâu cần phải có bơm khí, quạt thông gió cho không khí lưu thông, đối lưu; khi xuống những nơi này (nhất là các hầm để lâu không hoạt động) cần phải kiểm tra t́nh trạng oxy dưới hầm hoặc đeo b́nh oxy.
Được biết, năm ngoái, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiếp nhận trường hợp công nhân (từ Long An chuyển lên) ngộp thở dẫn đến tổn thương năo do vệ sinh trong bồn chứa xăng.
Nguyên Mi
Thanhnien