Có lẽ khó có ai cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh khốn khó của gia đ́nh này. Trong gian cḥi tạm bợ ấy, người cao tuổi nhất làm ông, nhỏ nhất là những ấu nhi c̣n đỏ hỏn.
Cả 5 con người vừa già vừa trẻ ấy phải lấy trời làm màn, mặt đất làm chiếu, lay lắt qua ngày đoạn tháng ngay bên vệ đường.
Sống bám vệ đường
Ông Văn Bá Hiếu (SN 1955, Vĩnh Linh, Quảng Trị) là người lớn tuổi nhất trong nhà. Vừa nghĩa vụ làm cha, vừa trách nhiệm làm ông, đă mấy tháng nay hầu như ông không ngủ v́ phải ngược xuôi lo toan.
Ngồi bệt bên ḥn đá kê tạm, tựa đầu vào cột căn cḥi, ngước mắt về xa xăm, hướng nh́n quẳng sâu vào vô vọng, trên gương mặt cằn cỗi của người đàn ông ngoài 50 khắc khổ, đan đầy vết chân chim, hằn rơ những lo âu.
Trong căn lều dựng tạm này, 3 cảnh đời cùng 2 đứa trẻ lay lắt bám trụ với cuộc sống mưu sinh.
Ngẫm đoạn đời đă qua, ông thấy chỉ tràng giang những tháng ngày buồn khổ, sống đến tuổi bóng xế vẫn không thoát vận nghiệp. Nhưng ông thương con, xót cháu hơn là ngồi oán thán cuộc đời ḿnh, bởi hơn ai hết ông biết những ngày sắp tới con ông, cháu ông sẽ c̣n lắm cơ cực.
Ông bảo, số ông trời phó gian nan, mệnh kiếp bạc bẽo. Quê măi ngoài miền biển Vĩnh Linh, từ những năm 80 của thế kỷ trước, ông cùng ḍng người nghèo khổ mang khát vọng thoát nghèo di cư vào Nam theo diện kinh tế mới.
Ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cả gia đ́nh ngược xuôi khắp nơi, cuối cùng đổ bến tại huyện Đất Đỏ. Cùng thời với ông, người ta đă có nhà cửa xum xuê, con cái đề huề thành đạt, riêng ông vẫn vương vấn hai chữ nghèo, bất hạnh cuộc đời như những nấc thang trắc trở đi đến tận cùng của đau khổ.
Ông và vợ cũng quần quật quanh năm, làm lụng đủ nghề, những đứa con ông biết đi làm mướn cho người ta từ lúc đến tuổi đi học. Giá như ông hay rượu chè, bê tha bài bạc th́ phải cảnh nghèo đói cũng đành, đằng này trời đất cứ như trêu, bắt ông phải khổ.
Những bất hạnh như không hẹn trước đổ xuống dồn dập, khiến gia đ́nh ông vấy cảnh tan tác. Ông nhớ lại: “Nếu không có cái tai họa ập đến vợ tôi, th́ chắc cha con tôi bây giờ không ra nông nỗi này”. Ấy là ông đang nói về cái ngày ông bán đi căn nhà, mảnh đất ḥng cứu vợ ḿnh mắc cơn bạo bệnh.
Ngày đó nhà ông nghèo, nhưng vẫn có cái ăn chứ không phải cảnh đong bữa như bây giờ. Ông có mảnh đất ngay sau lưng tấm bạt rách nơi ông ở hiện tại. Đất cũng khá rộng, mua bằng số tiền bao năm vợ chồng tích góp.
Đang yên đang lành th́ vợ ông bỗng mắc chứng bệnh nhiễm vi trùng máu quái ác. Thương vợ, ông mang hết đồ đạc trong nhà bán chạy tiền thuốc, nhưng bệnh vẫn không chút tiến triển. Vay mượn măi đến lúc không có khả năng hoàn trả, hễ thấy ông gơ cửa vay tiền nhà nào nhà ấy tránh như tránh hủi.
Cũng dễ hiểu, v́ người ta có của đó, tiền đó nhưng rồi chẳng ai đủ can đảm đưa tiền cho người đang rơi vào tận cùng của túng quẫn mượn. Nh́n xuôi chỉ c̣n mảnh đất, căn nhà, nh́n ngược tính mạng vợ đang treo sợi tóc.
Trong t́nh cảnh đó trong ḷng ông chỉ có một suy nghĩ: Miễn cứu được vợ thôi, sau này dẫu có tha hương làm thuê cũng chấp nhận. Ông quyết định kêu người bán tháo, nhưng bất hạnh thay, khi hết tiền cũng là lúc vợ ông chết, nỗ lực của người chồng khốn khổ vẫn không cứu được vợ.
Không nhà không cửa, ba đứa trẻ và một người đàn ông góa vợ giă từ quê hương, tứ tán làm thuê xứ người. Và, hai mươi năm sau, khi chuẩn bị bước vào bóng xế của cuộc đời, người ta thấy người đàn ông ấy hội ngộ với các con ḿnh trên mảnh đất xưa, nhưng trong căn cḥi tạm, ngay bên vệ đường, trong niềm đau khổ ngút ngàn.
Tột cùng nỗi bất hạnh
Ông nói như oán phận: “Bất hạnh cứ như những trận băo liên tiếp giáng xuống gia đ́nh tôi chú ạ”. Trước tết Nhâm Th́n, đang yên b́nh th́ Văn Thị Ngọc Thương (32 tuổi), người con gái đầu của ông đang làm thuê bên Lào điện về báo, bị chồng bỏ rơi.
Toàn bộ số tiền tiết kiệm bấy lâu trong thẻ của cô bị gă chồng đểu cáng lừa rút sạch, sau đó bỏ đi đâu không rơ. Gă ta chỉ để lại vỏn vẹn mấy trăm ngh́n, cô khóc hết nước mắt nơi xứ người, rồi thanh toán tiền nhà trọ, một ḿnh tủi nhục ôm bụng bầu đón xe về Vũng Tàu.
Thương cho biết, đến măi mấy tháng sau chị mới nhận được cuộc điện thoại của một người phụ nữ, người này cho biết “người đầu ấp tay kề” bao năm của ḿnh đă có gia đ́nh và con cái ở trên Đồng Nai.
Ông Hiếu (ngoài cùng bên phải) tủi phận khi có người đến thăm
Về Vũng Tàu cha con gặp nhau chỉ biết khóc. Không nhà cửa, không bà con thân thích, chẳng ai tin cậy để nương nhờ, hai cha con lục đục về lại ngôi nhà trước kia đă bán và hết lời khẩn thiết chủ nhà. Nhưng dù nhà cửa người ta mua để đó chẳng ai ở, họ cũng lắc đầu với lư do: “Người mới sinh nếu vào nhà ai, nhà đó gặp vận sui, chẳng bao giờ làm ăn khấm khá được”. Thấy ông cầu khẩn quá, nể t́nh chủ cũ, người ta mới động ḷng đồng ư cho cha con ông gá thân ngoài cổng, ngay sát một bên vệ đường.
Đất người ta “cho” c̣n lại nơi tá túc ông tự liệu. Ông lại tự t́m cây dựng “nhà”, đi xin bạt cũ về che mái, làm nơi trú tạm bợ cho đứa con bất hạnh và đứa cháu tội nhiệp. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ cho ông lo rối như tơ ṿ, bẵng đi hai tháng, đứa con gái thứ hai của ông lại từ B́nh Dương t́m về, mang theo một cái bụng. Ông tối sầm mặt mũi khi biết, chỉ c̣n vài ngày nữa là con ông phải sinh.
Lần này “thằng rể” vô trách nhiệm của ông cũng “quất ngựa truy phong”, để lại người vợ bụng mang dạ chửa, chỉ v́ một lư do: “Không biết đẻ con trai”. Một lần nữa ba con người bất hạnh ôm lấy nhau nuốt nghẹn, khóc đến cạn ḍng nước mắt.
Từ ngày thêm sản phụ thứ hai, chiếc giường của người chị phải ngăn thêm ra, gian cḥi nhỏ bên vệ đường thêm tù bức và hẹp lại. Phụ nữ mới sinh kị nhất sương gió, nhưng đến nơi che nắng, tránh mưa c̣n khó lấy đâu ra pḥng kín? Ông đành gơ cửa nhà người ta xin về những mảnh ri đô cũ, ga giường thừa, bạt người ta bỏ đi về căng lại để làm vách.
Vậy nên, tất cả những thứ “tài sản” trong “nhà”, ông có được là nhờ ḷng trắc ẩn của người đời. Người ta có thêm cháu th́ vui vẻ, hạnh phúc, c̣n riêng ông ngh́n buồn, vạn lo. Một ḿnh quay quắt nuôi hai sản phụ, hai đứa trẻ sơ sinh. Với một người ở cảnh “thân cô thế cô” như ông quả thực là gánh nặng tưởng như không thể cáng đáng nỗi.
Tận cùng của túng bấn, ông bảo, giờ đây không c̣m dám nghĩ khát vọng cao xa về cái nhà, nơi ở mà chỉ lo sao đủ miếng ăn trước mắt. Người ta khi sinh được bồi bổ dinh dưỡng này nọ, c̣n con ông vẫn phải nhịn đói khi đến bữa. Đêm đêm nghe các cháu khóc thét v́ đói sữa, ḷng ông lại đau như cắt, ông chỉ biết bất lực ngẫm phận ḿnh sao trớ trêu. Một khổ cảnh làm rơi nước mắt bất cứ ai lỡ chứng kiến.
Điều ước của 3 người khốn khổ
Để nuôi hai đứa con bất hạnh, ông phải dốc hết “vốn” vào “kinh doanh” vặt bên đường, một hàng mít quả và một hàng “tạp hóa” vặt. Nhưng người đến mua v́ lư do ḷng thương hại th́ đúng hơn. Thấy chúng tôi ghé, ông mời mua, dưới nền nhầy nhụa bùn đất có mấy trái mít thối nửa, ông bối rối găi đầu bảo “mít lấy mối măi trong vườn sâu của đồng bào dân tộc từ mấy hôm trước, nhưng giờ vẫn chưa bán hết”.
Ông c̣n có một cái tủ kính đựng mấy bao thuốc lá, dăm chai nước ngọt nhưng trưng như có lệ, chẳng ai thèm để mắt, có ngày chẳng bán được thức hàng ǵ. Một hàng mít, một hàng “tạp hóa”, cả gia đ́nh 5 cái miệng trông chờ tất cả vào 2 thứ này.
Ông bảo thu nhập mỗi ngày chỉ mấy chục bạc, số tiền đó ông dành tất cả mua gạo để chăm hai người con ông vừa sinh nở. Những bữa cơm ăn không dám no, ông sợ rằng lạm vào khẩu phần của 2 đứa cháu ngoại, người ta thấy cay cay trong t́nh cảm “cá chuối đắm đuối v́ con” của ông Hiếu.
Giờ đây ước mong lớn nhất của ba con người khốn khổ là có được căn nhà che mưa gió khi mùa mưa đang tới. Những bữa cơm no cho hai sản phụ, để hai trẻ sơ sinh không c̣n những đêm khóc dấm dứt v́ những đói sữa.
Theo Infonet