Phiên ṭa vừa khai mạc, Dũng bất ngờ đưa ngón tay lên làm súng rồi bắn, thỉnh thoảng ngồi c̣n bệt xuống đất nhặt rác cho vào mồm nhai. T́nh huống này khiến chủ tọa lúng túng. Cảnh sát dẫn giải phải vào cuộc giải quyết.
Ở Trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội, có một lực lượng chuyên trách dẫn giải can phạm đi xét xử ở ṭa, áp giải phạm nhân đi chấp hành án ở các trại giam, đó là Đội Cảnh sát bảo vệ số 1. Đội có gần 100 người với nhiệm vụ: dẫn giải phạm nhân có án đi chấp hành án tại các trại giam; dẫn giải can phạm đă xét xử đi Trại giam số 2; đi trích xuất can phạm - phạm nhân từ các trại giam về phục vụ công tác điều tra - truy tố và xét xử; dẫn giải can phạm đi khám bệnh tại các bệnh viện và canh gác can phạm - phạm nhân điều trị tại bệnh viện…
30 năm công tác ở Trại tạm giam số 1, đại úy Phăng có tới gần 20 năm làm cảnh sát bảo vệ. Theo anh, làm nghề này vừa phải kiên quyết nhưng cũng lại phải biết… nhịn, can phạm và người nhà can phạm, người nhà nạn nhân. Việc bị họ khiêu khích, thậm chí chửi rủa là chuyện không hiếm. Lúc ấy mà nổi khùng lên đánh lại có khi lại trở thành can phạm, nên các anh phải b́nh tĩnh, kiên quyết xử lư nhưng phải đúng pháp luật.
Mấy năm trước, TAND TP Hà Nội xét xử bị cáo Đặng Tuấn Dũng (trú ở phường Bồ Đề, quận Long Biên) phạm tội giết người. Ṭa vừa khai mạc th́ Dũng bất ngờ đưa ngón tay lên… làm súng rồi bắn. Thỉnh thoảng Dũng c̣n ngồi bệt xuống đất nhặt rác cho vào mồm nhai. T́nh huống này khiến chủ tọa cũng lúng túng. "Bắt bài" được kẻ giả điên này, anh em vừa giải thích nhưng kiên quyết yêu cầu Dũng chấp hành quy định của ṭa.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a7/e8/5_chua1183-450.jpg) |
Cảnh sát dẫn giải một nữ bị cáo tại TAND Hà Nội. Ảnh: An ninh thế giới. |
Khó khăn mà các anh hàng ngày phải đối mặt khi làm nhiệm vụ chính là tâm lư không ổn định của các can phạm. Sau một thời gian bị tạm giam, can phạm thường có những thay đổi tâm lư rất phức tạp, nên có thể xảy ra t́nh huống bất ngờ nơi xét xử. Cách đây khá lâu, tại pḥng xử trên tầng 2 ở TAND Hà Nội, trong lúc chủ tọa phiên ṭa đang thẩm vấn những người liên quan th́ bị cáo bất ngờ lao đến cửa sổ nhảy xuống đất để chạy trốn. Đă có bị cáo t́m cách tự sát ngay tại ṭa bằng cách lao đầu vào tường…
Đơn giản là chuyện can phạm cần đi "giải quyết nỗi buồn" tại ṭa. Trước khi cho bị cáo vào nhà vệ sinh, cán bộ cũng phải vào kiểm tra trước, rồi trực bên ngoài. Với can phạm là nữ, ngoài việc vào kiểm tra để đảm bảo thân nhân can phạm không "gửi gắm" sẵn vài vật cấm trong nhà vệ sinh, th́ khi "giải quyết nhu cầu", can phạm không được khóa, chốt cửa, cán bộ dẫn giải đứng canh bên ngoài.
Nguyên tắc này không chỉ pḥng ngừa can phạm bỏ trốn, hay "tranh thủ có thai" nhằm thoát án tử mà c̣n ngăn chặn thông cung…
Ngoài dẫn giải can phạm ra ṭa, cán bộ có những chuyến dẫn giải phạm nhân đến các trại giam để thi hành án. Có chuyến anh em đưa phạm nhân toàn án chung thân đi trại, trên đường đi, những kẻ này t́m đủ cách để hành cán bộ dẫn giải, thậm chí sau khi đi vệ sinh, họ đổ luôn thùng nước thải ấy ra xe. V́ thế, đội trưởng ngồi nhà cứ phải hỏi thăm anh em suốt chặng đường. Chỉ khi nào anh em về đến "nhà" báo cáo kết thúc chuyến công tác mới yên tâm.
Ngoài dẫn giải can phạm đi ṭa, một trong số những công việc hàng ngày của Đội cảnh sát bảo vệ số 1 là kiểm tra buồng giam tử tù.
Trước kia, khi việc thi hành án tử h́nh c̣n áp dụng phương pháp bắn, th́ Đội có nhiệm vụ bảo vệ pháp trường, dẫn giải phạm nhân từ buồng giam ra trường bắn và làm các công tác chuẩn bị cho việc thi hành án.
Nhắc lại chuyện đưa tử tù ra pháp trường, trung tá, Đội phó Vũ Đức Thể vẫn nhớ hai phạm nhân trong vụ án ma túy Vũ Xuân Trường, đó là Xiêng Phênh và Lại Thị Ngấn. Hôm đưa tử tù Xiêng Phênh đi thi hành án, sau khi vui vẻ ăn hết cả suất xôi gà, Xiêng Phênh vẫn cười v́ không nghĩ ḿnh bị đưa đi xử bắn.
Chỉ tới khi cảnh sát bịt mắt chuẩn bị đưa ra pháp trường th́ anh ta mới biết ḿnh sắp chết. Mặt mũi tái mét, Xiêng Phênh xin được khai thêm đồng bọn. Và từ buổi thi hành án hụt ấy mà cả đường dây buôn bán ma túy của Vũ Xuân Trường đă bị triệt phá. C̣n Lại Thị Ngấn là tử tù hiếm hoi đă ngất ngay sau khi được cán bộ thông báo đi thi hành án.
Trong lịch trực của chỉ huy đội, ngày nào cũng có một mục là đi kiểm tra ở… bệnh viện dù ở trại cũng có khu bệnh xá, có đội ngũ y, bác sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe cho các can phạm, phạm nhân. Nhiều năm nay, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trở thành "đầu mối" tiếp nhận những bệnh nhân đặc biệt mà trại đưa ra. Từ đây, nếu bệnh viện điều trị được th́ sẽ ở lại, nếu cần chuyên khoa sâu hơn, bác sĩ sẽ làm hồ sơ chuyển tiếp, và dĩ nhiên, phạm đi điều trị ở bệnh viện nào th́ cán bộ phải đi theo canh gác.
Nhưng, với cánh đàn ông, đi canh phạm nằm viện cũng chưa bằng đưa phạm đi khám thai và đi đẻ. Hầu như năm nào trại cũng tiếp nhận vài trường hợp can phạm, phạm nhân nữ bụng mang dạ chửa. Những lúc ấy có cán bộ nữ th́ đỡ phiền toái được bao nhiêu, nhưng trong khi chờ, anh em cứ phải thay phiên nhau đi. Tháng 5 vừa rồi, sau khi tiếp nhận phạm nhân Phùng Thị Tho vào thụ án 24 tháng, lúc này đă có thai 27 tuần. V́ sức khỏe yếu nên sau khi đưa vào Bệnh viện Hà Đông nằm đúng nửa tháng, Ban giám thị đă phải làm văn bản báo cáo 3 ngành nội chính cho cô này tạm đ́nh chỉ thi hành án để về nhà sinh con.
Đă hơn 10 năm nay, anh Phăng đeo quân hàm đại úy và "cũng chỉ đến thế thôi, lương cũng chỉnh đến hết khung rồi". Chỉ hai năm nữa là anh về hưu. Nhưng chẳng riêng ǵ anh, ở đội này, c̣n rất nhiều người như vậy v́ trong số hơn 30 sĩ quan, chỉ có 9 người đeo quân hàm cấp tá. Nhưng "đă mang cái nghiệp vào thân", họ vẫn đang làm công việc mà không phải ai cũng biết này.
An ninh thế giới