Vừa qua, nhiều đài báo, trong đó có BBC, RFA đă vào cuộc về t́nh trạng ngược đăi lao động Việt tại Nga. Trong khi đó Đại sứ quán Việt nam tại dường như chỉ đứng về phía chủ bóc lột công nhân thậm tệ....
Thực ra thực trạng lừa dối, đối xử tệ với lao động đă diễn ra nhiều năm nay, ở nhiều nơi trên đất Nga, nhưng vụ việc lần này đặc biệt gây chú ư khi 100 công nhân Việt tại một xưởng may tại Nga đă đ́nh công 2 tháng trời ṛng ră.
Các công nhân cáo buộc họ bị cho ăn cả thực phẩm đông lạnh đă "bốc mùi". Ảnh BBC
Đó là xưởng may Vinastar của bà Trần Thị Kim Dung (giám đốc), nới đang có 102 công nhân Việt làm việc. Anh chị em công nhân bị lừa bịp bằng những lời hứa hẹn hoang đường để đưa sang Nga, đến đây th́ họ bị bóc lột quá nặng nề, lại c̣n bị đối xử tàn tệ, thậm chí có người bị đánh đập.
Đ́nh công diễn ra từ tháng 5, phía Nga sau đó đă kiểm tra và trục xuất 6 lao động “cư trú bất hợp pháp”. Điều đáng nói là họ chỉ bị phát hiện ra t́nh trạng “cư trú bất hợp pháp” khi họ lănh đạo đ́nh công.
Hiện số đông công nhân vẫn đ̣i về Việt Nam do Vinastar đă vi phạm hợp đồng. Anh chị em công nhân trong xưởng đă nhiều lần khiếu kiện với các cơ quan có thẩm quyền VN, khiếu kiện đến Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng lao động, v.v… nhưng chẳng có kết quả ǵ.
Gần đây, họ lại khiếu kiện lên sứ quán, lên đai diện Cục quản lư lao động ngoài nước của Bộ lao động VN, nhưng cũng không được giải quyết. Bí quá, vào trung tuần tháng 07 năm 2012, họ tung lời kêu cứu của họ lên mạng, và các đài nước ngoài như BBC, RFA… đă đưa tin, làm phóng sự và phỏng vấn Đại sứ quán Việt Nam.
Cố nhiên, như thường thấy, là ở Đại sự quán không ai trả lời các nhà báo. Cũng v́ thế, ông Nguyễn Hùng Anh, đại diện của SQ, khi đến gặp công nhân đă tuyên bố: “chúng tôi chỉ giúp những người tin vào Đảng và Nhà Nước chứ không giúp người ‘phản bội’ Nhà nước, rồi ông đứng dậy bỏ về.” V́ thế, vụ việc này chẳng giải quyết được ǵ hết, và chủ xưởng lại càng được thể để không giải quyết những yêu cầu của công nhân.
Thợ may chui người Việt bị bắt tại Nga. Ảnh minh hoạ.
Bây giờ, chủ xưởng may lại có cách đối phó mới rất độc ác. Sáng nay, 27.07.2012, anh chị em công nhân gọi điện cho biết: người chủ đă cho dọn hết máy móc, đồ đạc, nồi niêu, xoong chảo, gạo, thức ăn, cắt điện, cắt nước, và đóng khóa nhà lại, nhốt 89 công nhân trong nhà, chỉ để một người gác.
Chủ xưởng lấy 30 công nhân, những người đă cam kết dừng đ́nh công đi làm việc và để lại 89 người đấu tranh trong hoàn cảnh như vậy.
Họ đang kêu cứu thảm thiết. Lúc 13h30 hôm nay 27.07.2012 – anh chị em cho biết chủ vừa cho người đưa cháo và nước đến, mỗi người được một bát cháo và một cốc nước trắng. Trưa nay, không được ăn uống ǵ. Vào lúc 15h 00, theo tin của nhóm công nhân ở xưởng may Vinastar ở làng Savvino, chủ xưởng đă mang cho họ mỗi người 1 chiếc bánh ḿ và nói đó là khẩu phần ăn của mọi người trong 1 ngày. Ngoài ra họ được phát thêm 0,5 lit nước để uống. Đă 2 tháng nay ở đây không có nước để sinh hoạt, trước đây cứ 2-3 ngày họ lại chở từ đâu đó cho mỗi người 1 b́nh nước 5 lít để sinh hoạt và mỗi người 1 lít nước để uống.
Thực chất, họ đang cố t́nh bỏ đói 89 người tranh đấu gan dạ này. T́nh trạng của họ thật nguy cấp. Sứ quán VN ở Nga th́ đứng về phe chủ nên không thể hy vọng ǵ được cả.
Trong khi đó, trích lời trên BBC, ông Đoàn Kiến Trung, Phó Pḥng Quản lư Lao động Ngoài nước của Cục Quản lư Lao động Ngoài nước nói,chỉ có hơn 40 lao động của Vinastar đi qua công ty môi giới thuộc quyền quản lư của Cục Quản lư Lao động Ngoài nước, số c̣n lại đi qua môi giới của tư nhân hay của các công ty “không có chức năng” đưa người đi lao động ở nước ngoài.
Ông cũng nói Cục chỉ đóng vai tṛ trung gian để lao động và chủ lao động t́m được giải pháp cho các bất đồng mà ông cho rằng “trong tương lai gần …sẽ được giải quyết tốt.”
Trong những năm qua, Việt Nam đă cấp phép hoạt động tràn làn cho các công ty môi giới. Song, không phải công ty nào cũng làm ăn lương thiện. Nhiều công ty thu của mỗi người hàng ngàn đô la tiền môi giới và đem con bỏ chợ. Nhiều công nhân phải thế chấp nhà cửa, vay lăi ngân hàng để có tiền đi lao động và rơi vào cảnh vỡ nợ.
Nguồn tin riêng cho hay, cứ bỏ 200.000 đô-la là có thể chạy được một giấy phép cho công ty môi giới.
Mặc dù không đủ sức bảo vệ lao động lao nước ngoài nhưng nhà nước Việt Nam lại không muốn các tổ chức khác chính kiến với ḿnh tham gia bảo vệ hay giúp đỡ người lao động Việt Nam.
Nguồn: Danchimviet