Những cô gái xinh đẹp bỏ nhà xuống miền xuôi "kiếm ăn", rồi quay lại bản với những đứa con không có bố...
Sau tết nguyên Đán cũng là mùa đói giáp hạt, con gái Tân Minh, huyện Đà Bắc (Hoà B́nh) lại rồng rắn đi làm thuê. Chẳng ai biết họ làm ǵ nhưng khi quay về, người bế, kẻ bồng, có cô đang mang bầu… Những đứa trẻ này sinh ra chẳng biết mặt bố ḿnh là ai.
Phụ nữ làm nghề “không địa chỉ”
Câu chuyện dưới đây chúng tôi kể tưởng chừng như đùa, nhưng đó lại là sự thật 100% ở một xă nghèo ở vùng cao của t́nh Hoà B́nh. Mà chắc rằng, khi ai nghe được những câu chuyện này đều cũng phải thảng thốt giật ḿnh.
Từ trung tâm huyện Đà Bắc, chúng tôi phải đi mất gần 70 km đường rừng, qua những con dốc quanh co, hiểm trở mới vào được xă Tân Minh. Tân Minh chưa phải nơi xa nhất của huyện, song nơi đây lại được coi là xă nghèo nhất. Diện tích đất nông nghiệp ít không đủ chia theo đầu người. Đói ăn, đứt bữa vẫn thường xuyên xảy ra.
Chiều muộn ở Tân Minh thật vắng vẻ. Vài nóc nhà thưa thớt, không mấy người qua lại v́ người dân chủ yếu vẫn sống nhờ vào rừng và nương rẫy nên đa số dân ở lại trên cḥi. Dẫn đường cho chúng tôi là chủ tịch xă Hà Văn Tăm. Nếu không có ông chắc hẳn chúng tôi không thể đến được xóm. Ngay giữa trung tâm xă cũng chỉ có vài ba nóc nhà lác đác. Không có dân sinh sống th́ làm sao có thể hỏi thăm đường, trong khi muốn vào được bản gần nhất của xă cũng phải đi mất cả tiếng đồng hồ.
Diều Luông được xem là bản khó khăn nhất của xă, với 79 hộ xấp xỉ 400 nhân khẩu chiếm hơn 60 % hộ nghèo. Chiều muộn, trên đỉnh núi bản Diều Luông, phảng phất đâu đó tiếng khóc như xé ḷng của đứa trẻ sơ sinh nửa đói, nửa thiếu hơi ấm từ người mẹ. Trên nương, đứa bé chưa đầy một năm tuổi đang nằm gọn lỏn trên chiếc gủi của bà Lường Thị Măng. Bà Lường cho hay đó là đứa trẻ con gái mang về nhờ nuôi.
“Con gái tôi là Lường Thị Tó. Hai năm trước nó xuống thành phố làm ăn, chẳng tin tức ǵ bỗng cuối năm ngoái mang về đứa con đỏ hỏn gửi nuôi rồi lẳng lặng khăn gói đi tiếp”, bà Măng kể. Từ ngày có đứa trẻ, bà Măng cũng thấy vui cửa vui nhà, bớt đi sự cô độc, tẻ nhạt bên núi rừng. Khổ nỗi, bà vẫn lo cho con gái của ḿnh. Chẳng biết nó đi làm cái ǵ, lấy chồng khi nào mà mang con về nhà thế này.
Ngày nào đi nương, làm rẫy bà đều đ́u đứa cháu trên lưng. Khi nào đói nó khóc thét lên bà lại cho ăn, cho uống. Cứ thế thời gian trôi qua, trẻ con nơi đây lớn lên không được đến trường. Ốm đau, bệnh tật cũng như cỏ cây trên rừng.
Trường hợp như con gái bà Măng đi làm xa mang con về cho gia đ́nh ở bản Diều Luông không phải là ít. Bà Măng cho biết, ở bản Diều Luông này đa phần phụ nữ đi làm ăn xa hết. Những người phụ nữ bỏ làng, bản đi chủ yếu là ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi. Chỉ tính riêng năm vừa rồi, cả có 5 trường hợp phụ nữ dắt con về.
Điều trớ trêu, đứa trẻ này sinh ra không biết bố nó là ai. Người mẹ cũng nhẫn tâm bỏ mặc con cho gia đ́nh nuôi, cũng chẳng cần biết nó sống chết, thiếu thốn cái ǵ. Mới đây, bản Diều Luông lại chứng kiến cảnh một đứa bé tí xíu lững chững chạy theo mẹ về bản. Thấy có tiếng người lạ, bọn trẻ con ở bản xúm xít lại nh́n ngó với vẻ lạ lẫm, sợ sệt. Rồi người mẹ đó bỏ con lại cũng ra đi.
Chị Ḷ Thị Nga, Chi hội trưởng Hội phụ nữ bản Diều Luông là người nắm rất rơ những chuyện buồn như thế. Khi chúng tôi đến, chị chẳng hề phiền, hay giấu diếm những câu hỏi của tôi về thực trạng phụ nữ bỏ làng đi rồi bỗng dưng dắt con về. Chị khẳng định chắc như đinh đóng cột, đó là thực trạng đang tồn tại ở bản Diều Luông khiến cuộc sống của bà con nơi đây bị đảo lộn. "Mỗi lần họp chi hội phụ nữ thôn, tôi đă khuyên nhiều cô gái đừng đi làm xa như thế nữa, tội nghiệp những đứa trẻ lắm. Nhưng họ vẫn đi về xuôi làm ǵ đó, tôi không rơ", chị Nga nói.
Những đứa trẻ bản Diều Luông lớn lên rồi tương lai của chúng sẽ ra sao.
Chị Nga cho biết, hầu hết những cô gái ấy khi quay về ăn mặc diện lắm. Tết vừa rồi, chỉ có vài cô gái về bản, c̣n một số cô có bạn trai chở xe máy về trong ngày lại đi luôn. Ở cái bản nghèo này, những người như chị Nga cũng chỉ biết khuyên can, phân giải. Tôi hỏi, sao những người phụ nữ ở đây lại bỏ nhà đi như vậy? chị Nga nói luôn không cần nghĩ: “Người dân ở đây nghèo lắm, miếng ăn lo trong ngày cũng khó mà đủ. V́ đồng tiền nên họ mới phải đi tha hương làm ăn như vậy, có chăng cũng chẳng trách được người ta".
Nói xong, chị đưa chén nước chè lên nhấm nháp rồi tặc lưỡi nói, chỉ tội cho những đứa trẻ, mẹ chúng nó mang về để mặc đó, chẳng ai được đăng kư khai sinh. Ông Ḷ Văn Dưa, công an viên xă Tân Minh chẳng hề giấu diếm. Hiện xă có khoảng 20 cô gái đi làm dưới xuôi, chủ yếu ở độ tuổi 17, 18. "Một số đối tượng khi sinh con c̣n nỡ tâm mang con bán đi. Nói là đi làm thuê, thực ra người ta đă biết rơ họ đi làm ǵ dưới thành phố, dù không công khai".
Xen lẫn câu chuyện giữa chúng tôi là tiếng khóc xé ḷng của những đứa trẻ sơ sinh. Phải chăng đó là những tiếng than ôi vang vọng, trách đời, trách phận, trách những người mẹ ở miền sơn cước đă rũ bỏ tất cả để lao vào những cuộc chơi. Thành thị là nơi phồn hoa và cũng không thiếu những cám dỗ. Nhưng, những thứ đó không thể biện hộ cho những việc mà các sơn nữ ấy đă làm. Tại sao ở bản heo hút này lại có những chuyện như thế, lại có những cô gái như thế?.
Do nghèo mà nên?
Mang câu chuyện buồn tâm sự với vị lănh đạo xă. Ông chủ tịch UBND xă Tân Minh Hà Văn Tăm lắc đầu ngao ngán. Ông bảo Tân Minh mấy năm nay rộ lên t́nh trạng phụ nữ bỏ làng, bản đi làm ăn xa. Có nhà 5 người con gái th́ 4 người đi xuống phố, chỉ c̣n lại hai ông bà già ở nhà.
"Biết chúng nó đi làm là tốt. Nhưng các anh biết rồi đấy, Tân Minh là xă miền núi, người dân ở đây chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống nên nhận thức của họ c̣n rất kém. Xuống thành phố làm may gặp được người tốt th́ không sao. Chẳng may gặp phải người xấu th́ chúng đưa vào hết động mại dâm này đến chỗ khác như một đồ vật th́ cũng khổ. Một khi người phụ nữ bị một lần vào làm mại dâm th́ khó ḷng thoát ra được. Hậu quả, hàng năm những người phụ nữ này lại dắt về vài đứa trẻ không cha".
Ông Tăm phân trần, nghe người ta đồn con gái xă này xuống xuôi làm gái, nghe mà xót ḷng. Nhưng có ai chứng minh được đâu. Đến bản thân ông chủ tịch xă cũng không tin vào những điều nhảm nhí này. Nhưng ông cũng phải chấp nhận sự thật đau ḷng. Cách đây hai năm về trước, một phụ nữ bị công an Hải Pḥng bắt quả tang về tội bán dâm. Trong lời khai cô gái này nói là người ở bản Tân Ḿnh, Đà Bắc, Hoà B́nh. Lập tức được công an Hải Pḥng điện về điều tra lư lịch th́ quả đúng như lời khai của cô gái.
Được biết, cô gái này đă làm nghề bán dâm được 3 năm nay, theo ông Tăm th́ cuối năm ngoái cô gái này cũng mới dắt một đứa con về gửi bố mẹ nuôi rồi lẳng lặng đi làm tiếp. Tôi hỏi cô ấy đi đâu, có đăng kư tạm vắng không? Ông Tăm nói tỉnh bơ, chẳng biết nó đi đâu nữa. Không thấy ra xă đăng kư tạm vắng.
“Cứ sau tết, ở xă Tân Minh con gái lại rủ nhau xuống phố. B́nh thường ở xă này không có xe khách chạy qua đâu. Vậy mà sau tết, xe ở đâu lên chở mấy chuyến liền chở toàn phụ nữ ở các xă, bản miền núi”, ông Tăm cho biết. Những điều đó cũng để ông khẳng định rằng, phụ nữ xă ông xuống phố làm những nghề “nhạy cảm” vẫn cồn lên như những đợt sóng ngầm.
Theo báo cáo điều tra của công an xă, cách đây khoảng 5 năm chỉ có một đến hai trường hợp rời làng đi làm ăn xa. Song những người này thỉnh thoảng về quê một lần, ăn mặc quần áo đẹp, phấn son loè loẹt lại lôi kéo dăm bảy người đi cùng. Cứ thế, cơn lốc bỏ nương xuống phố ngày một nhiều. Đến nay đă có hàng chục người phụ nữ rời làng, phần lớn là các cô ở độ tuổi từ 18 - 25. Nhiều cô có chồng, có con cũng đi làm.
Điển h́nh như trường hợp của chị P, khi đi c̣n chưa chồng nhưng sau một thời gian xuống phố làm thuê, mỗi lần về quê, nói những chuyện như “tiên trên trời” khiến nhiều cô nghe xong là mê tít, kéo nhau theo P đi làm. Thấy chị em trong thôn bản về xuôi đi làm, có nhiều tiền về sắm sửa cho chồng con, K cũng xin P đi cùng nhưng chỉ một thời gian th́ cô bỏ về, đưa cho chồng một mớ tiền rồi kiên quyết ở nhà, không chịu đi nữa dù chồng hết lời động viên, hứa sẽ chu toàn con cái.
Có lần về thăm nhà được K đưa cho ít tiền, chồng K c̣n làm cơm mời anh em họ hàng sang ăn uống chia vui. Tuy nhiên, người chồng cũng chẳng hề biết vợ ḿnh làm ǵ, ở đâu.
Khi được hỏi vợ đi làm như thế mà chồng không ghen tuông, ngăn cấm ǵ sao, chị K cho biết: “Nhà nghèo, tŕnh độ học vấn thấp nên chỉ thấy mang tiền về là chồng con mừng rồi, không nói ǵ cả. Một tháng ở với chồng con được 10 ngày rồi lại đi”. K nói, có nhiều trường hợp đi làm như K, chồng xuống tận nơi bắt quả tang lôi về. Song một vài tuần lại thấy quay trở lại làm việc. Hỏi v́ sao, K giải thích: “V́ họ không c̣n thích làm nương rẫy nữa, vất vả quanh năm, thu nhập chẳng được mấy”.
Bà Lương Thị Tần (87 tuổi), ngậm ngùi cho biết: “Cả đời tôi làm nghề nông chẳng có ǵ cả, nhưng thanh thản lắm. Bây giờ con cháu ḿnh không chịu được cảnh nghèo, cần phải có nhiều tiền để trang trải cuộc sống, nên mới sinh ra thế”. Đây cũng là thực trạng đáng buồn của bản Diều Luông, nhiều gia đ́nh không đủ khả năng trang trải cho cuộc sống thường ngày và nuôi nấng con cái, nên trẻ em ở đây phần lớn bỏ học từ rất sớm, ở nhà cùng bố mẹ làm nương rẫy. Rồi tương lai của những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ thế nào.
“Nếu đường vào Diều Luông thuận lợi hơn, không ngoằn nghèo, nhiều đá sỏi như bây giờ th́ chắc cũng sẽ được đầu tư hơn, thông tin về các tệ nạn xă hội cũng sẽ được cập nhật thường xuyên và người dân ở đây cũng sẽ đỡ khổ hơn. Có nghề phụ, giao thông thuận lợi, con gái Diều Luông không phải đi làm ăn xa nữa, mà được quay về làm việc ngay tại quê hương ḿnh nhưng khó quá”, bà Tần tâm sự.
Theo Bóng Đá $ Cuộc Sống