- Hăng Boeing của Mỹ vừa chính thức đề nghị cho Brazil tiếp cận rộng hơn với các công nghệ được sử dụng cho các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet.
Theo giải thích của ông Mike Gibbons, Giám đốc dự án Super Hornet của Boeing, th́ với quyền được tiếp cận này Brazil có thể tự sản xuất hàng loạt bộ phận của loại tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và thậm chí của các dự án tương lai mà Boeing sẽ thực hiện.
Tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet
Theo giới phân tích, đây được coi là chiêu “khuyến măi” của Mỹ nhằm giành hợp đồng cung cấp 36 tiêm kích cho Brazil.
Quyền tiếp cận các công nghệ nói trên sẽ được trao cho Brazil trong trường hợp Boeing giành chiến thắng trong gói thầu F-X2 bán 36 tiêm kích cho Không quân Brazil.
Chiêu tiếp thị được Boeing tung ra trong bối cảnh Brazil có vẻ như đang quan tâm nhiều hơn tới loại tiêm kích Rafale do công ty Dassalult của Pháp sản xuất. Công ty của Pháp từng đề nghị Brazil sẽ có quyền tiếp cận không hạn chế các công nghệ của Rafale nếu loại máy bay này thắng thầu.
Được biết, Rafale từng giành chiến thắng trong gói thầu cực lớn MMRCA cung cấp 126 tiêm kích cho Không quân Ấn Độ với tổng trị giá lên tới 15 tỷ USD. Sau sự kiện này, giới chức Ấn Độ và Brazil đă tiến hành nhiều cuộc gặp.
Một số nguồn thạo tin cho biết hai nước đă thảo luận về kết của gói thầu này. Phía Ấn Độ thậm chí c̣n cung cấp cho Brazil kết quả thử nghiệm của tất cả các loại máy bay tham gia đấu thầu MMRCA, thậm chí cả hợp đồng mua bán Rafale.
Tiêm kích Rafale của Pháp
Mỗi chiếc tiêm kích Rafale hiện có giá bán từ 124-163 triệu USD tùy từng biến thể. Do rơi vào thế bí trước nguy cơ bị đóng cửa dây chuyền sản xuất sau năm 2021 nếu không xuất khẩu được Rafale, Dassault đă buộc phải chấp nhận nhiều yêu cầu từ phía các khách hàng, thậm chí là chuyển giao cả các công nghệ cao. Đây là thiệt tḥi, song lại là lợi thế giúp Rafale có nhiều cơ hội thắng thầu.
Trong khi đó, F/A-18E/F Super Hornet hiện nay vẫn được coi là vũ khí độc quyền của Hải quân Mỹ (nước duy nhất đă mua của Mỹ là Australia). Nhiều công nghệ mật được sử dụng cho loại máy bay này, từ thiết kế tới hệ thống điện tử, radar, Mỹ không muốn tiết lộ cho bên ngoài. Tuy nhiên, để giành được các hợp đồng béo bở, người Mỹ đă thay đổi tư duy.
Boeing hiện đang triển khai cuộc chiến cạnh tranh chống lại Dassault. Từ cuối tháng 6/2012, Boeing và công ty Embraer của Brazil đă kư thỏa thuận cho phép Boeing tham gia dự án chế tạo máy bay vận tải-tiếp dầu quân sự KC-390 của Brazil. Hai công ty dự định sẽ trao đổi hàng loạt công nghệ cho nhau.
Quyết giành các hợp đồng béo bở, người Mỹ phải "nhả" bớt một số công nghệ mật sử dụng cho máy bay tiêm kích
Hồi tháng 4 vừa qua, Boeing và Embraer thậm chí c̣n kư với nhau một thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực hàng không vũ trụ mà một phần trong các sản phẩm chung sẽ được sử dụng trong quân sự. Các chuyên gia nhận định bằng cách mở rộng hợp tác với công ty Brazil, Boeing có thể đi cửa sau và qua đó tăng cơ hội thắng gói thầu F-X2 cung cấp 36 tiêm kích cho Brazil.
Gói thầu F-X2 được Chính phủ Brazil khỏi động từ năm 2009, tuy nhiên đến nay chưa đạt bước đột phá nào. Tổng giá trị hợp đồng được đánh giá từ 4-12 tỷ USD, tùy thuộc vào việc Brazil sẽ chọn loại tiêm kích nào. Ngoài Rafale, Super Hornet hiện c̣n có tiêm kích JASS 39 Gripen của công ty Thụy Điển Saab.
Trước đây, nhiều nguồn tin c̣n cho biết tiêm kích F-16 Block 60 Fighting Falcon của Lockheed Martin của Mỹ và Su-35 của Nga cũng tham gia cuộc đua này. Hai loại máy bay này sau đó đă rút khỏi cuộc đua vào năm ngoái. Tuy nhiên, phía Brazil vẫn không loại trừ khả năng xem xét tới F-16 và Su-35.
Đông Triều
theo pn