- Không chỉ mâu thuẫn với các nước láng giềng ở Biển Đông, Trung Quốc gần đây c̣n rơi vào một cuộc đối đầu nảy lửa với Nhật Bản xung quanh cuộc tranh chấp lănh thổ ở biển Hoa Đông.
Khu vực Châu Á vài tháng trở lại đây đang trở thành điểm nóng đáng lo ngại do một loạt những cuộc tranh chấp lănh thổ bùng lên giữa các nước láng giềng. Đầu tiên, vào khoảng giữa tháng 4, người dân thế giới được một phen “nghẹt thở” khi Trung Quốc và Philippines đối đầu quyết liệt trên Biển Đông.
Tàu Nhật Bản và Trung Quốc "gầm ghè" nhau ở vùng tranh chấp
Suốt hơn hai tháng trời, người ta đă chứng kiến những động thái gây giật ḿnh của cả Manila và Bắc Kinh ở vùng biển tranh chấp. Đă có nhiều người nghĩ đến viễn cảnh xấu về một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông.
Khi t́nh h́nh Biển Đông vừa lắng dịu đi một chút th́ Châu Á lại nóng rẫy bởi cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai cường quốc hàng đầu khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản. Cuộc đối đầu này cũng xuất phát từ vấn đề tranh chấp lănh thổ. Tokyo và Bắc Kinh đều đ̣i chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư hay c̣n gọi là Senkaku.
Nhật Bản thách thức Trung Quốc
Cuộc tranh chấp lănh thổ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một trong “cái dằm” gây khó chịu nhất trong mối quan hệ giữa hai cường quốc Trung-Nhật. Hai nước thường xuyên có những cuộc đối đầu gay gắt v́ cuộc tranh chấp này. Từ đầu năm trở lại đây, Tokyo có nhiều động thái thể hiện thái độ thách thức Bắc Kinh trong vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư như tổ chức một cuộc thi câu cá ở khu vực tranh chấp hay đưa người ra thăm các đảo.
Tuy nhiên, sóng gió bắt đầu nổi lên dữ dội trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm 7/7 tuyên bố, ông đang cân nhắc khả năng quốc hữu hóa một vài đảo thuộc chuỗi Sensaku/Điếu Ngư để tăng cường khả năng kiểm soát đối với các đảo này.
Khi Trung Quốc c̣n chưa hết tức giận với động thái trên th́ Nhật Bản lại “bồi thêm một đ̣n nữa” bằng thông tin nước này vừa đạt được một thoả thuận bí mật với đồng minh Mỹ về vấn đề đảo Senkaku.
Hăng thông tấn Kyodo của Nhật Bản hôm 10/7 đưa tin, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, vấn đề đảo Senkaku/Điều Ngư đă được đưa vào hiệp ước quốc pḥng Mỹ-Nhật. Vị quan chức giấu tên này xác nhận, đảo Senkaku/Điếu Ngư – nằm giữa đảo Okinawa và Vùng lănh thổ Đài Loan ở biển Hoa Đông, hiện giờ đă được “đưa vào phạm vi quy định trong Điều 5 của Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung Mỹ - Nhật Bản được kư kết năm 1960".
Theo hiệp ước trên, Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào lănh thổ nước này, bao gồm cả đảo Senkaku. Với cam kết này, Mỹ chính thức công nhận đảo Senkaku thuộc lănh thổ của Nhật Bản.
Hành động của Nhật Bản trong thời gian qua được xem là một thông điệp mà Tokyo muốn nhắn nhủ đến Bắc Kinh. Thông điệp đó là, Nhật Bản sẽ không nhượng bộ trước Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku và nước này cũng không ngại đối đầu trực diện với cường quốc lớn nhất khu vực Châu Á này. Sở dĩ Tokyo tự tin như vậy bởi bên cạnh họ luôn có Mỹ - đồng minh thân thiết cũng là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới.
Trung Quốc “ra đ̣n” đáp trả quyết liệt
Với sức mạnh và vị thế ngày càng gia tăng, Trung Quốc tất nhiên không thể để Nhật Bản qua mặt. Nước này đă liên tiếp tung ra những “đ̣n” đáp trả quyết liệt.
Ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố muốn mua đảo tranh chấp, Bắc Kinh đă cảnh báo đầy sắc lạnh rằng, Tokyo đừng “đùa với lửa” trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. “Đảo Điếu Ngư và những ḥn đảo nhỏ xung quanh là một phần lănh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời xa xưa. Không ai được phép mua bán lănh thổ thiêng liêng của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền lănh thổ”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Liên quan đến thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc đă tuyên bố đầy tức giận rằng, bất kỳ thoả thuận riêng nào giữa Mỹ và Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II liên quan đến đảo Điều Ngư/Senkaku đều bất hợp pháp và không có giá trị. Trung Quốc c̣n cảnh báo, Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản không được làm phương hại đến lợi ích của các bên thứ 3, trong đó có Trung Quốc.
Không chỉ có phản ứng tức giận bằng lời nói, Trung Quốc c̣n điều một loạt tàu tuần tra đến chuỗi đảo đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Theo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết, 3 tàu của Trung Quốc đă đi vào khu vực lănh hải của Nhật Bản xung quanh chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư sáng hôm 11/7.
Các tàu Trung Quốc đă thể hiện thái độ thách thức, trêu ngươi Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản. Được biết, sáng hôm 12/7, 3 tàu tuần tra của Trung Quốc đă có cuộc đối đầu gay gắt với tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ở khu vực gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Vụ va chạm bắt đầu lúc khoảng 4h sáng qua theo giờ Tokyo khi một tàu tuần tra của Trung Quốc tiến vào khu vực cách đảo Sankaku khoảng 22km, xâm nhập vào phần lănh hải mà Nhật Bản coi là thuộc chủ quyền của nước này. Hai tàu khác của Trung Quốc sau đó cũng xuất hiện trong khu vực và một trong hai con tàu này tiếp tục xâm phạm vùng lănh hải của Nhật Bản, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết.
3 tàu của Trung Quốc đă ở khu vực tranh chấp với Nhật Bản suốt 4 giờ đồng hồ. Những con tàu đó chỉ rời đi sau khi liên tục nhận được cảnh báo từ phía các quan chức của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản và sau khi đưa ra những lời nói đầy khiêu khích.
Vụ việc trên khiến nhiều người thực sự lo ngại về khả năng tái diễn cuộc đối đầu căng thẳng năm 2010. Cuộc khủng hoảng quan hệ Trung-Nhật năm đó từng gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch song phương trong nhiều tháng trời. Nhiều người c̣n nghĩ đến viễn cảnh tồi tệ hơn là một cuộc xung đột nổ ra giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á.
Hiện tại, cuộc đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn đang tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Nhật Bản hồi cuối tuần đă triệu hồi Đại sứ của ḿnh từ Trung Quốc về nước để bàn bạc, thảo luận về cuộc tranh chấp hiện nay.
Kiệt Linh
theo vnm