- Sóng gió lại nổi lên trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh cuộc tranh chấp lănh thổ đối với quần đảo Điếu Ngư hay c̣n gọi là Senkaku. Bắc Kinh hôm qua (9/7) vừa lên tiếng cảnh báo, Tokyo đừng “đùa với lửa” trong vấn đề này.
Trước đó, hôm thứ Bảy tuần trước (7/7), Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đă tuyên bố trước báo giới rằng, ông đang cân nhắc khả năng quốc hữu hóa một vài đảo thuộc chuỗi Sensaku/Điếu Ngư để tăng cường khả năng kiểm soát đối với các đảo này.
Đảo Senkaku - nguồn cơn dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Bắc Kinh đă có phản ứng rất tức giận trước phát biểu trên của Thủ tướng Noda. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin hôm qua cho biết: “Đảo Điếu Ngư và những ḥn đảo nhỏ xung quanh là một phần lănh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời xa xưa. Không ai được phép mua bán lănh thổ thiêng liêng của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền lănh thổ”
Sau phát ngôn viên Liu, tờ Tân Hoa xă – hăng thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc, cũng có bài viết lên án Nhật Bản. Tờ báo này viết: “Bất chấp nguy cơ phá hoại mối quan hệ song phương, chính phủ Nhật Bản đă đơn phương tự ư đưa ra thông báo quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư. Điều này không chỉ đi ngược lại với những thỏa thuận mà lănh đạo hai nước đạt được mà c̣n khiến cho vấn đề đảo Điếu Ngư khó giải quyết cũng như làm xấu đi t́nh h́nh vốn đă đầy phức tạp”.
Tờ Tân Hoa xă cáo buộc, động thái thông báo quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư của chính phủ Nhật Bản là nhằm để che giấu những vấn đề trong nước.
Một mặt khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản, mặt khác, bài báo trên Tân Hoa xă đă đưa ra lời cảnh báo sắc lạnh rằng, Tokyo “không nên đùa với lửa” trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trung Quốc đe dọa, động thái của Nhật Bản không chỉ làm phương hại đến mối quan hệ song phương mà c̣n gây ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực và hơn hết là những lợi ích riêng của Nhật Bản.
Cả Bắc Kinh và Tokyo đều đ̣i chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, c̣n Nhật Bản th́ gọi là Senkaku. Chùm đảo này nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan. Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ nay. Senkaku là quần đảo có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Quần đảo này gần với các tuyến đường biển quan trọng.
Hồi tháng 9 năm 2010, Nhật Bản từng bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc ở khu vực gần đảo Senkaku. Vụ việc này đă đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào t́nh trạng căng thẳng nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Sau khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, Bắc Kinh đă nổi giận tung ra một loạt các biện pháp đáp trả như thắt chặt các hạn chế thương mại, huỷ các cuộc tiếp xúc, trao đổi về văn hoá, chính trị... giữa hai nước. Đặc biệt, Trung Quốc c̣n tuyên bố ngừng việc xuất khẩu đất hiếm sang nước láng giềng. Đất hiếm rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất công nghệ cao ở Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng trên sau đó đă được giải quyết khi Nhật Bản thả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Tuy nhiên, hai nước này vẫn thỉnh thoảng lại lục đục với nhau v́ cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Gần đây, Tokyo có nhiều động thái thể hiện thái độ thách thức Bắc Kinh trong vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư như tổ chức một cuộc thi câu cá ở đảo này hay đưa người ra thăm đảo.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
theo vnm