- Iran nên kiện Mỹ lên Ṭa án Tư pháp quốc tế v́ Washington đă từ chối tham gia đàm phán trực tiếp với Tehran và gây ra mối đe dọa về một tấn công quân sự.
Một giáo sư luật pháp quốc tế nổi tiếng tại trường Đại học Illinois (Mỹ) đă đưa ra ư kiến cho rằng Iran nên kiện Mỹ lên Ṭa án Tư pháp quốc tế v́ Washington đă từ chối tham gia đàm phán trực tiếp với Tehran và gây ra mối đe dọa về một tấn công quân sự chống lại quốc gia này.
Giáo sư Francis Boyle
Theo lời ông Francis Boyle, người hành nghề luật sư kể từ ngày 10/1/1977, nếu Washington từ chối tham gia đàm phán trực tiếp với Iran, Tehran có thể kiện họ.
"Nếu cuộc khủng hoảng leo thang, chắc chắn lời khuyên của tôi dành cho Iran sẽ là nên theo đuổi vụ kiện này đối với 3 quốc gia (Mỹ, Anh và Pháp), yêu cầu một phiên điều trần khẩn cấp của ṭa án, giành chiến thắng tại phiên ṭa và cố gắng sử dụng điều đó để ngăn chặn một cuộc chiến tranh" - ông Boyle cho biết.
"Một lệnh cấm sẽ giúp ngăn chặn cuộc tấn công quân sự chống lại Iran cũng như sự theo đuổi các biện pháp trừng phạt chống lại nhà nước Hồi giáo này tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" - ông Boyle nói thêm.
Chuyên gia luật trên cũng cho rằng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đă thất bại trong việc t́m kiếm bằng chứng rằng Iran đang theo đuổi chương tŕnh hạt nhân quân sự.
"V́ vậy, nếu chính phủ Mỹ không tham gia các cuộc đàm phán phù hợp, trực tiếp, vô điều kiện và thiện chí với Iran, th́ lời khuyên của chúng tôi là chính phủ Tehran nên tiếp tục vụ kiện" - ông Boyle nói.
Mỹ, Israel và một số đồng minh đă nhiều lần lên tiếng cáo buộc Iran đang theo đuổi mục tiêu quân sự trong chương tŕnh năng lượng hạt nhân của ḿnh. Washington lẫn Tel Aviv không ít lần đe dọa sẽ tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống lại các cơ sở hạt nhân của Tehran nếu các biện pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế thất bại.
Đáp lại mọi cáo buộc, Iran một mặt khẳng định quyền phát triển và tiếp thu công nghệ hạt nhân v́ mục đích ḥa b́nh của ḿnh, mặt khác tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn mọi cuộc tấn công từ bên ngoài.
Nguyễn Hường (nguồn RT)