Trong một báo cáo, Ủy ban điều tra độc lập về tai nạn hạt nhân Fukushima của Quốc hội Nhật Bản nói thảm họa hạt nhân Fukushima là do con người gây ra, có thể “lường trước” và hậu quả của nó lẽ ra đă được giảm nhẹ “thông qua phản ứng hiệu quả hơn của con người”.
Sáu ḷ phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hư hỏng nặng, sau khi trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 đánh sập hệ thống làm mát ḷ phản ứng hạt nhân, dẫn đến việc nóng chảy các thanh nhiên liệu và giải thoát phóng xạ ra môi trường xung quanh.
![](http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/minhbich/20120705/01-fukushima-disaster_worldpress.jpg) |
Fukushima: Thảm họa "Made in Japan", Ảnh worldpress.com |
Ủy ban điều tra độc lập về tai nạn hạt nhân Fukushima gọi đây là thảm họa "Made in Japan", bởi v́ những nhân tố dẫn đến các tai nạn xảy ra có thể được t́m thấy trên khắp đất nước Nhật Bản. Ủy ban này được thành lập để xem xét việc xử lư khủng hoảng và đưa ra những khuyến nghị. Quá tŕnh điều tra của ủy ban bao gồm 900 giờ nghe điều trần và phỏng vấn hơn 1.000 người. Sau 6 tháng điều tra, Ủy ban điều tra độc lập về tai nạn hạt nhân Fukushima kết luận rằng thảm họa này “là kết quả của sự thông đồng giữa chính phủ, các nhà quản lư điều hành điện hạt nhân và tập đoàn Tepco”. T́nh h́nh tại nhà máy Fukushima trở nên tồi tệ hơn sau động đất là do các cơ quan chính phủ “không hoạt động hữu hiệu”. Báo cáo cũng nhấn mạnh những trục trặc về thông tin liên lạc giữa Tepco và Văn pḥng nội các của cựu TTg Naoto Kan.
![](http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/minhbich/20120705/Crying%20TEPCO_AP.jpg) |
Tổng giám đốc Tepco khóc trước ống kính máy ảnh. Ảnh AP |
Báo cáo liệt kê những thiếu sót nghiêm trọng trong cung cách xử lư thảm họa của cả chính phủ Nhật Bản lẫn Tepco, tập đoàn điều hành các nhà máy điện hạt nhân. Báo cáo đổ lỗi cho bộ máy quan liêu trong việc thúc đẩy, điều phối ngành công nghiệp hạt nhân. Báo cáo sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, nhưng không đến nỗi khắc nghiệt. Báo cáo cho rằng cần phải tiến hành "một quá tŕnh chuyển đổi cần thiết" trong lĩnh vực điều phối để đảm bảo an toàn hạt nhân ở Nhật Bản, các nhà quản lư điều phối điện hạt nhân của Nhật Bản “cần phải từ bỏ thói thiển cận, phớt lờ các tiêu chuẩn an toàn quốc tế”.
Ủy ban điều tra độc lập về tai nạn hạt nhân Fukushima c̣n phát hiện ra khả năng nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có thể đă bị hư hỏng bởi trận động đất, trái ngược với quan điểm chính thức là sóng thần đă gây ra thảm họa hạt nhân này. Chủ tịch ủy ban cho biết nhiều lỗi đa tầng và sơ suất cố ư đă khiến cho nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima không được chuẩn bị để đối phó với trận động đất và sóng thần. Mặc dù bị kích hoạt bởi sóng thần, nhưng tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima không thể được coi là một thảm họa tự nhiên. Đó là “thảm họa to lớn do con người gây ra, một thảm họa có thể và cần được lường trước, ngăn ngừa”.
Báo cáo của Ủy ban điều tra độc lập về tai nạn hạt nhân Fukushima có thể gây áp lực đối với việc Tokyo gần đây đă cho phép khởi động lại hai ḷ phản ứng hạt nhân ở miền Tây Nhật Bản. Hai nhà máy này đă được tuyên bố an toàn hồi tháng 4/2012.
Tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đă bị đóng cửa sau thảm họa Fukushima. Nhưng ngày Chủ Nhật 1/7 vừa qua, ḷ phản ứng đầu tiên ở thị trấn Ohi thuộc tỉnh Fukui đă được tái khởi động. Việc khởi động ḷ phản ứng hạt nhân này lại gây ra một cuộc biểu t́nh phản đối lớn ở Tokyo, nhưng Thủ tướng Yoshihiko Noda vẫn cho rằng việc sử dụng điện hạt nhân trở lại là cần thiết cho nền kinh tế Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản hiện đang tiếp tục xem xét việc tái khởi động một số nhà máy điện hạt nhân được đánh giá là an toàn.
Minh Bích (theo BBC News)