Sau một thập niên tranh luận nảy lửa, cuối cùng dự án “thủ đô nhỏ Sejong” của Hàn Quốc cũng trở thành hiện thực. Hôm nay (1-7), chính quyền Seoul sẽ khai trương thành phố Sejong.
Thành phố Sejong nằm cách thủ đô Seoul 120km về phía nam, trên diện tích 465km2, gần bằng 70% diện tích của Seoul. Đây là một dự án vừa được tán dương là chiến tích lớn của Chính phủ Hàn Quốc trong công cuộc phát triển đất nước, vừa bị chỉ trích là một kế hoạch tiền tỉ tốn kém “theo đúng kiểu chính quyền Seoul”. Báo Korea Times cho biết Thủ tướng Hàn Quốc Kim Hwang Sik sẽ cắt băng khai trương Sejong hôm nay.
![](http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/LUAN/thudo.jpg)
|
Thủ đô nhỏ Sejong trước giờ khai trương - Ảnh: Korea Times |
Theo Hăng tin Yonhap, tổng chi phí đầu tư vào “thủ đô nhỏ Sejong” lên đến 19,4 tỉ USD. Trong đó có 7,44 tỉ USD là ngân sách nhà nước, nghĩa là tiền thuế của dân. Hiện chính quyền đă giải ngân 40% số tiền này cho các dự án xây dựng hạ tầng giai đoạn đầu. Mục tiêu của “thủ đô Sejong” là tái cân bằng sự phát triển của quốc gia và giải tỏa bớt dân số quá đông ở thủ đô Seoul và các thành phố vệ tinh.
Tranh căi 10 năm
Theo báo Korea Times, chính quyền Hàn Quốc dự kiến đưa dân số Sejong từ 120.000 người hiện nay lên 150.000 người vào năm 2015 và sẽ là 500.000 người đến năm 2030. Từ tháng 9-2012 đến năm 2014, tổng cộng 36 văn pḥng chính phủ và 16 tổ chức nhà nước sẽ chuyển đến Sejong. Văn pḥng thủ tướng sẽ được di dời đầu tiên, sáu bộ ngành sẽ nối gót từ nay đến cuối năm 2012. Khoảng 10.000 viên chức nhà nước sẽ sống ở Sejong khi việc tái bố trí hoàn tất. Song 10 cơ quan then chốt của chính phủ như văn pḥng tổng thống, bộ ngoại giao, bộ quốc pḥng và quốc hội sẽ vẫn trụ lại ở Seoul.
“Thủ đô Sejong” được thai nghén từ khi cựu tổng thống Roh Moo Hyun vận động tranh cử năm 2002. Một kế hoạch dời đô hoành tráng được khởi động sau khi ông Roh lên nắm quyền. Ngày 11-8-2004, nội các Hàn Quốc chính thức công bố quyết định dời đô và đặt tên thủ đô mới là Sejong, tên vị vua nổi tiếng của Hàn Quốc ở thế kỷ 15 và là người sáng tạo hệ thống kư tự chữ Hàn.
Song cùng năm 2004, Ṭa án hiến pháp Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu giữ thủ đô ở Seoul do phản ứng của Đảng Đại dân tộc (GNP). Tranh căi bắt đầu nổ ra quanh dự án “thủ đô nhỏ Sejong”. Ông Roh Moo Hyun quyết giữ cam kết bằng cách sửa đổi dự án, biến Sejong thành một thành phố hành chính và giữ lại một số ban ngành ở Seoul.
Dự án sửa đổi đă được Ṭa án hiến pháp Hàn Quốc thông qua năm 2005. Nhưng khi lên nắm quyền, Tổng thống Lee Myung Bak muốn hạ bậc Sejong thành một trung tâm giáo dục, kinh doanh và khoa học. Ông không muốn di dời bất cứ văn pḥng chính phủ nào ra khỏi Seoul. Tổng thống Lee cho rằng việc di dời sẽ làm Seoul bị tổn thương và mất tính cạnh tranh của một thành phố toàn cầu.
Song một số thành viên trong đảng cầm quyền đă đứng về phe đối lập để bác bỏ kế hoạch của ông, thậm chí c̣n cáo buộc Tổng thống Lee phản bội cử tri địa phương. Vấn đề Sejong cũng đă khiến cựu thủ tướng Chung Un Chan đệ đơn từ chức hồi tháng 7-2010.
Tồn tại được không?
Việc thành phố Sejong mở cửa đă tạm khép lại những tranh căi chính trị suốt 10 năm qua. Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc cho biết vẫn c̣n đó những hoài nghi về việc liệu thành phố này có thể tự tồn tại được hay không, chứ chưa nói đến việc nó phục vụ mục tiêu quốc gia là cân bằng sự phát triển khu vực.
Theo báo chí Hàn Quốc, tháng 2-2012 Ủy ban kiểm toán và thanh tra kết luận Sejong ít có tiềm năng trở thành một thành phố độc lập và không thể thu hút được 500.000 dân vào năm 2030. Nguyên nhân là do dự án Sejong dù đă đi vào giai đoạn đầu nhưng không thể thu hút đầu tư từ khối tư nhân, điều kiện tiên quyết để tạo ra một khu dân cư có thể tồn tại được.
Giới phê b́nh cho rằng việc tách đôi chính phủ đưa đến “thủ đô nhỏ Sejong” sẽ dẫn đến t́nh trạng lăng phí thời gian nhà nước và kém hiệu quả về kinh tế. Trước tiên là Thủ tướng Kim Hwang Sik sẽ phải di chuyển như con thoi giữa Seoul và Sejong sau khi văn pḥng của ông được đưa đến Sejong vào tháng 9-2012.
Giáo sư kinh tế Cho Dong Keun thuộc Đại học Myongji cho rằng việc quan chức nhà nước tốn thời gian di chuyển giữa “thủ đô lớn” và “thủ đô nhỏ” sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết sách quốc gia. “Thành phố Sejong sẽ được ghi nhớ như một thảm họa khổng lồ do các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân túy luôn ngại nói không” - AFP dẫn lời giáo sư Keun chỉ trích.
Theo
Mỹ Loan / Tuổi Trẻ