- Sáng 22/6, tàu nghiên cứu khoa học Roger Revelle (Hoa Kỳ) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), chính thức bắt đầu chương trình hợp tác nghiên cứu về hải dương học biển Đông Việt Nam.
Theo đó, tàu Roger Revelle sẽ thực hiện 2 đợt tập huấn về nghiên cứu hải dương học và sử dụng các thiết bị nghiên cứu hiện đại cho hơn 40 nhà nghiên cứu khoa học thuộc Bộ KH-CN và các trường ĐH của Việt Nam trong thời gian 1 ngày rưỡi/ đợt.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ "Chương trình nghiên cứu hợp tác chung về hải dương học biển Đông Việt Nam và tương tác Biển và lục địa” giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ.
Sáng 22/6, tàu Roger Revelle (Hoa Kỳ) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), chính thức bắt đầu chương trình hợp tác nghiên cứu hải dương với Việt Nam
Tại buổi đón tiếp, thuyền trưởng tàu Roger Revelle Tom Desjardins chia sẻ, sự kiện sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học giữa 2 nước Việt Nam-Hoa Kỳ. Các nhà khoa học Việt Nam sẽ ở lại tàu trong thời gian tham gia các đợt tập huấn. Ngày mai (23/6) sẽ có 6 Giáo sư về hải dương học của tàu Roger Revelle sẽ tập huấn cho các nhà nghiên cứu Việt Nam về cách thức sử dụng, điều khiển các trang thiết bị nghiên cứu hải dương trên tàu.
Tàu Roger Revelle thuộc quyền sở hữu của Hải quân Hoa Kỳ và được vận hành bởi Viện hải dương học Scripps, trường Đại học California, San Diego. Đây là tàu nghiên cứu khoa học hiện đại của Hoa kỳ có tính năng đặc thù phục vụ nghiên cứu khoa học biển với nhiều trang thiết bị hiện đại và là 1 trong 6 con tàu nghiên cứu thuộc các trường ĐH tại Hoa Kỳ.
Đặc biệt, ngoài các hệ thống quan sát, nghiên cứu biển, tàu Roger Revelle sở hữu hệ thống tời cáp khảo sát đáy biển với chiều dài hơn 12km cùng các thiết bị lặn đáy biển…giúp các nhà khoa học có cái nhìn mới về đáy đại dương cũng như các quan trắc có giá trị.
Dự kiến, tàu Roger Revelle sẽ lưu lại Đà Nẵng trong thời gian 7 ngày và rời Đà Nẵng vào ngày 22-29/6/2012.
VTC News giới thiệu một số hình ảnh về chiếc tàu nghiên cứu khoa học Roger Revelle (Hoa Kỳ) tại Đà Nẵng:
Tàu Roger Revelle (Hoa Kỳ) ấn tượng bởi hệ thống cẩu chuyên dụng phía đuôi tàu
Quốc kỳ 2 nước Việt Nam-Hoa Kỳ trên nóc cabin tàu Roger Revelle
Đặc trưng dễ nhận thấy của tàu Roger Revelle là hệ thống cần cẩu chuyên dụng được lắp đặt khắp boong tàu
Cần cẩu trên nóc tàu
Bên mạn tàu
Giữa thân tàu
Và đuôi tàu là chiếc cần cẩu "khủng"
Hệ thống tời cáp chuyên dụng
Phòng Lab hiện đại trên tàu phục vụ công tác nghiên cứu
Đuôi tàu nhìn từ cabin buồng lái
Thuyền trưởng Tom Desjardins "tình nguyện" làm hướng dẫn viên, giới thiệu các tính năng nổi trội của tàu Roger Revelle tại khoang lái chính
Và tại buồng lái điều khiển lấy mẫu nghiên cứu trên biển
Không gian sinh hoạt, nơi lưu giữ nhiều kỷ vật của tàu Roger Revelle
Kỷ vật gắn liền với tên tuổi của tàu Roger Revelle được đặt tại vị trí trang trọng
Hệ thống máy tính điện tử và thiết bị nghiên cứu hiện đại giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn mới nhất, đa chiều về đại dương
Đại diện Sở NGoại vụ TP Đà Nẵng tặng hoa cho các nhà khoa học trên tàu Roger Revelle
Bửu Lân[i]
theo vtc