(Zing) - Mặc dù là cuộc thanh tra đột xuất, nhưng 10 phút trước khi đoàn thanh tra đến nơi, các bác sĩ Trung Quốc đều đă kịp rời khỏi pḥng khám. Những sai phạm lớn được t́m cách che đậy vội vàng...
Một thanh niên người TQ đứng quầy thuốc tại pḥng khám 141 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận, nhưng chưa rơ bằng cấp chuyên môn
Những bất ngờ ở pḥng khám đa khoa Đầm Sen
Ngày 20/6, thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành thanh tra đột xuất tại pḥng khám Đa khoa Đầm Sen. Mặc dù khoảng 10 phút trước đó, không hiểu bằng cách nào mà hay tin có thanh tra xuống, nhân viên pḥng khám đă tẩu tán nhiều bằng chứng sai phạm, thuốc men và đưa bác sĩ (BS) người nước ngoài rời khỏi pḥng khám.
Tuy nhiên, do không đủ thời gian tẩu tán, nhiều sai phạm tại Pḥng khám Đa khoa Đầm Sen vẫn bị phơi bày. Thời điểm đoàn thanh tra đến, pḥng lưu bệnh lầu I đang có 2 bệnh nhân được truyền dịch nhưng không thấy có mặt cả BS và điều dưỡng trưởng đâu.
Một trong hai bệnh nhân tên C.T.H. G. ( 43 tuổi) ngụ tại Tây Thạnh, quận Tân Phú cho biết: "Trước đó tôi khám tại BV Từ Dũ được chẩn đoán viêm phụ khoa nhưng thấy đông bệnh nhân quá nên đi về và tới đây v́ thấy quảng cáo về pḥng khám này hay quá. Tất cả mọi mức giá chi phí ở đây đều rất cao, nhưng bác sĩ Trung Quốc động viên (thông qua một phiên dịch) rằng bệnh chị nguy hiểm, phải phẫu thuật…Sau đó đưa ra 3 mức giá “trọn gói” là: 15 triệu, 12 triệu, 8 triệu và 5 triệu".
Qua lời chị H.G. tường thuật th́ thực chất việc “phẫu thuật” ấy chỉ là làm “thủ thuật” lấy 3 mẫu sinh thiết tại vùng tử cung để t́m xét nghiệm t́m tế bào ung thư là 5 triệu đồng. Mỗi ngày truyền thêm 3 chai dịch… chỉ sau 5 ngày đến khám và trị bệnh ở pḥng khám Đa khoa Đầm Sen, chị H.G. đă phải nộp gần 13 triệu đồng. Bệnh nhân thứ 2 đang khám bệnh tại đây là Đ.N. Q. (20 tuổi) được chẩn đoán bệnh viêm âm đạo đă nằm tới ngày thứ 4 và cho biết số tiền đă đóng là 4 triệu đồng.
Thanh tra cũng phát hiện phía ngoài cửa cơ sở trên biển hiệu thiếu tên bác sĩ phụ trách, SĐK giấy phép bị bóc dỡ. Các sổ khám bệnh theo dơi cập nhật đều không đầy đủ và trái quy định. Đặc biệt khi đoàn thanh tra kiểm tra lầu 1, nơi bác sĩ Trung Quốc “hành nghề”, đoàn phát hiện tại đây, 1 pḥng sản, 1 pḥng Nha khoa và pḥng lưu thuốc đều bị khóa chặt.
Nhân viên cho biết là pḥng Nha khoa đă “nghỉ hoạt động từ lâu”, song nhận thấy bên trong máy lạnh vẫn bật, đoàn thanh tra kiên quyết đề nghị mở cửa. Khi vào bên trong mọi người làm ngạc nhiên khi tất cả máy móc dùng cho việc điều trị đều được dán giấy “tạm ngưng hoạt động”, các dấu vết dọn dẹp rất vội vàng.
Riêng trong pḥng sản tại lầu này máy móc cũng được dán chữ tạm ngưng nhưng các giỏ rác c̣n đầy ắp các vật dụng vừa làm thủ thuật c̣n dính dịch tiết của BN. Thanh tra c̣n phát hiện hồ sơ bệnh án trường hợp phá thai của một bệnh nhân tuổi c̣n rất trẻ.
Theo bác sĩ Huỳnh Anh, thanh tra viên Sở Y tế, dù cơ sở này đăng kư chuyên môn sản phụ khoa nhưng việc phá thai là vi phạm. Tại pḥng lưu thuốc mà NV cho biết là chuyên để hủy thuốc hết date nhưng thực tế bên trong chứa nhiều loại thuốc đa số chữ TQ, cả hết hạn dùng lẫn c̣n hạn dùng…
Bất ngờ hơn cả là khi mở cửa pḥng trị liệu th́ có 2 người phụ nữ lao ra. Theo thông tin ban đầu th́ đó là một bệnh nhân và một điều dưỡng (Lưu Ánh Ngọc) của pḥng khám Đa khoa Đầm Sen do đang trị liệu dở và bị thanh tra bất ngờ nên không kịp trốn ra ngoài đành nằm trong pḥng và khóa trái cửa!
Nhiều sai phạm đă được phi tang
Tương tự với việc bác sĩ Trung Quốc đă bỏ trốn, theo điều tra của chúng tôi th́ nhiều loại thuốc, dịch truyền không số đăng kư, mang chữ Trung Quốc được sử dụng và cất trong những pḥng khám trên lầu 1 này đă “không cánh mà bay”. Đồng thời, máy móc trong các pḥng khám trên lầu đều được dán bảng thông báo ngừng hoạt động, trái ngược với khung cảnh 2 ngày trước đó chúng tôi đă thấy.
Những điều tra riêng từ trước đó của chúng tôi cho thấy, tại pḥng khám trên lầu có 2 người Đài Loan thường xuyên khám chữa bệnh cho người bệnh ở trên lầu. Một người bác sĩ có tên tiếng việt là Ngô Lương Ngọc (chừng 50 tuổi) nặng khoảng 60 kg tóc dài. Và một người phụ nữ hợn 30 tuổi tóc ngắn nhuộm vàng. Do không biết tiếng Việt cũng như bác sĩ người Việt không biết tiếng Hoa nên pḥng khám này có thêm một số nhân viên làm phiên dịch. Khi bệnh nhân có chỉ định của bác sĩ xuống dưới lầu gặp bác sĩ Việt Nam siêu âm, xét nghiệm th́ họ cầm chỉ định xuống đưa và phiên dịch cho bác sĩ người Việt. Khi bác sĩ người Việt siêu âm, chẩn đoán hay chỉ định ǵ th́ sau đó những phiên dịch này lại ghi nhận và sau đó dẫn người bệnh lên lầu dịch lại cho các bác sĩ người nước ngoài phía trên hiểu.
Những kết quả lấy từ lời các bệnh nhân tại đây khá trùng khớp với điều tra của chúng tôi. Ngoài ra, theo BS Phạm Kim B́nh- quyền Chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM, cơ sở này c̣n nhiều sai phạm: quầy dược có dược sĩ phụ trách nhưng vắng mặt, nhiệt độ không đảm bảo; sổ theo dơi t́nh h́nh khám chữa bệnh không đầy đủ; bảng niêm yết giá c̣n thiếu sót và không khớp với giá ghi trên hóa đơn cho bệnh nhân; có một số thuốc mang chữ Trung Quốc không rơ nguồn gốc; cơ sở quảng cáo không đúng chức năng cho phép. ….
Trước t́nh h́nh này, Thanh tra Sở Y tế đă lập biên bản, niêm phong các loại thuốc TQ, đề nghị cơ sở cung cấp hồ sơ liên quan tới bác sĩ TQ, các nhân viên và bằng cấp chuyên môn, chứng từ nguồn gốc thuốc, hồ sơ quảng cáo và biên nhận đổi giấy chứng chỉ hành nghề, chủ cơ sở phải có mặt tại Sở Y tế vào ngày 26/6 để làm việc.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc nhiều pḥng khám vi phạm nhiều lần nhưng không xử lư triệt để, bác sĩ Phạm Kim B́nh, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế cho rằng, do xử phạt không đủ sức răn đe nên các pḥng khám “lờn thuốc”.
Bác sĩ B́nh cho biết: “Mức xử phạt cao nhất chỉ từ 15-20 triệu đồng nên các pḥng khám đóng phạt rồi lại tái phạm”. Điều đáng nói là nhiều pḥng khám Trung Quốc bị phát hiện sai phạm rồi lại tiếp tục hoạt động, bị thanh tra nhưng được “báo trước”. Dư luận đang đặt câu hỏi nghi vấn liệu có sự “bảo kê” của cán bộ, cơ quan quản lư để pḥng khám Trung Quốc hoành hành kéo dài, xem thường tính mạng người bệnh như vậy?
Hải Đăng