Trong bối cảnh nền kinh tế đang loay hoay vượt khó, ngành NH vẫn là “điểm sáng” khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận toàn hệ thống năm 2011 đạt đến 67%, tiền lương tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, vẫn có một số NHTM dù có lợi nhuận nhưng cổ đông nhận cổ tức rất ít, thậm chí không được đồng nào.
Dùng lợi nhuận để tái cấu trúc
ĐHCĐ NHTMCP Nam Việt (NVB) diễn ra ngày 3-6, khá muộn so với các NH khác. Trong báo kết quả kinh doanh, NVB cho rằng đă vượt qua những khó khăn, bất lợi kinh tế vĩ mô bằng những chính sách kinh doanh phù hợp và linh hoạt.
Thể hiện qua việc đạt mức lợi nhuận trước thuế hơn 222 tỷ đồng trên vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tăng 12,66 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ nợ xấu 3%.
Tuy nhiên, trong tờ tŕnh phân phối lợi nhuận, NVB cho biết sau khi dùng lợi nhuận để trích lập các quỹ như quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự pḥng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ kinh phí, thù lao, thưởng HĐQT, trích mua cổ phiếu quỹ… NH giữ lại lợi nhuận hơn 74,5 tỷ đồng và vẫn chưa có kế hoạch chia cổ tức năm 2011 cho cổ đông.
Trả lời về vấn đề này, ông Đặng Thành Tâm, Thành viên thường trực HĐQT, cho biết trong khoảng thời gian 3 tháng HĐQT sẽ lên kế hoạch sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối để tiến hành tái cấu trúc NH, củng cố tài sản đảm bảo và tăng cường năng lực tài chính. Sau thời gian này, HĐQT sẽ tŕnh các cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm 2011.
Do vậy, HĐQT xin ư kiến cổ đông tạm thời để ngỏ phương án chia cổ tức năm 2011 và sử dụng nguồn lợi nhuận đó để chấn chỉnh, củng cố lại các hoạt động kinh doanh.
Trả lời chất vấn cổ đông về kế hoạch kinh doanh khá khiêm tốn, ông Tâm cho rằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, trong đó trên 50% doanh nghiệp bị lỗ, doanh nghiệp mạnh NH mới mạnh, doanh nghiệp yếu th́ NH yếu và NVB cũng nằm trong xu hướng này. V́ thế, nhiệm vụ trọng tâm của NVB hiện nay là tái cấu trúc NH.
Phát biểu tại ĐHCĐ, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết NVB hiện xếp thứ 10 trong tổng số 16 NH có trụ sở tại TPHCM. Ở vị trí này NVB vẫn được NHNN cho phép tự tái cấu trúc bằng chính nguồn lực của ḿnh và chưa cần phải sáp nhập với NH khác.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2012, NVB thông qua chỉ tiêu gồm tổng tài sản ước đạt 30.000 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2011, trong đó tài sản có sinh lời trên tổng tài sản đạt tỷ trọng tối thiểu 85%. NVB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2012 tối đa 15%, trong đó 10% là đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2011. Tuy nhiên, kế hoạch cổ tức năm 2012 không được HĐQT đề cập.
Tái cấu trúc cổ đông?
Trước đó, nhiều thông tin đồn đoán về kế hoạch hợp nhất, sáp nhập của NVB với một NH nhỏ có chung sở hữu của một cổ đông lớn. Tuy nhiên tại ĐHCĐ, NVB đă tŕnh NHNN kế hoạch tự tái cấu trúc. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chủ trương của Chính phủ và NHNN là trong quá tŕnh tái cấu trúc NH sẽ chỉ cứu người gửi tiền chứ không cứu NH, có nghĩa chấp nhận chuyện NH phá sản.
NHNN cũng có thể bỏ tiền để hỗ trợ một số NHTM gặp khó khăn về thanh khoản với mục tiêu để trả tiền cho người gửi chứ không phải giải cứu NHTM đó.
V́ vậy, những NH yếu kém sẽ phải nỗ lực để tái cơ cấu bằng nguồn lực của chính NH đó chứ không phải từ nguồn lực của Nhà nước. Trong điều kiện đó, có thể phương án tự tái cấu trúc của NH đôi khi lại hiệu quả hơn là sáp nhập hợp nhất với một NH yếu.
Thực tế vẫn c̣n nhiều bàn căi về việc lựa chọn giải pháp tái cấu trúc, nhưng vấn đề là NHNN cần dứt khoát một giải pháp. Bởi quá tŕnh tái cấu trúc rất phức tạp, tốn thời gian và hiện là thời điểm quan trọng để thực hiện một cách quyết liệt.
Theo NHNN, hiện nay một số NHTMCP đang tiến hành sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thời các NHTMCP này cũng tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị sau sáp nhập, hợp nhất.
"Quá tŕnh tái cấu trúc của NH phải sâu và rộng hơn nữa, trong đó có cả tái cấu trúc cổ đông lớn chứ không chỉ tái cấu trúc tài chính. Điều này đă được các chuyên gia quốc tế cảnh báo về t́nh trạng lợi ích nhóm là một cản trở quá tŕnh tái cấu trúc. Đó là t́nh trạng sở hữu chéo của doanh nghiệp trong khu vực NH vẫn c̣n phổ biến, dù NHNN đă ban hành các quy định nhằm hạn chế tác động tiêu cực trong triển khai thực hiện tái cơ cấu NH. V́ vậy, đ̣i hỏi quá tŕnh tái cấu trúc NH phải tăng cường minh bạch, công khai thông tin…"
TS. LÊ XUÂN NGHĨA,
chuyên gia NH
Hiện nay nhiều NHTM yếu kém kêu gọi cổ đông chia sẻ. Tuy nhiên, có thể thấy sự yếu kém của những NHTM yếu kém này xuất phát từ việc chạy đua tăng vốn điều lệ nhưng lại đầu tư vô tội vạ, quản trị rủi ro kém. Theo đó, cổ đông sẽ phải chịu thiệt tḥi khi đổ vốn vào NH yếu kém.
Đây cũng là giai đoạn để các ông chủ thực sự của NHTM này cần rút kinh nghiệm, đánh giá lại chất lượng năng lực quản lư, điều hành.
Bên cạnh đó, không chỉ rà soát lại nợ xấu, mà cần thiết có cơ chế mạnh buộc các cổ đông lớn phải tự xoay xở tăng năng lực vốn để bù đắp lại những thiệt hại do ḿnh gây ra, trong đó không chỉ trông chờ vào cổ đông hiện hữu mà c̣n phải thông qua t́m kiếm đối tác chiến lược trong và ngoài nước để chia sẻ gánh nặng chi phí cùng NH trong lộ tŕnh tái cơ cấu.
Theo
Thanh Như
Sài G̣n Đầu tư tài chính