Có lẽ điều ám ảnh nhất đối với những cán bộ, chiến sĩ làm công tác trại giam chính là tiếng súng báo động đột xuất, đồng nghĩa với việc có tù nhân trốn trại. Không chỉ bị khiển trách, điều mà họ lo lắng hơn chính là những đối tượng khi trốn trại “thành công” đều trở nên rất manh động, nguy hiểm, đe dọa đến sự b́nh yên của xă hội.
![](http://www.phapluatvn.vn/dataimages/201205/original/images657263_t89.baichinh.khactinh.gif) |
Trung tá Trần Đ́nh Hải - Phó Giám thị Trại giam Tống Lê Chân (B́nh Phước) |
Vào nghề từ năm 1986, cho đến nay Trung tá Trần Đ́nh Hải (Phó Giám thị Trại giam Tống Lê Chân, thuộc Tổng Cục VIII, Bộ Công An) đă có thâm niên 27 năm gắn bó với công việc quản lư và cải tạo phạm nhân. 27 năm là bao nhiêu kỷ niệm buồn, vui, anh cười bảo: “Đi ra ngoài có ai muốn chơi với mấy ông trại giam?. Thế nên có đi mừng đám cưới cũng phải “né”, chỉ đề “đơn vị Tống Lê Chân chứ ghi trại giam người ta hăi...”.
Tâm sự về nghề, anh bảo: Trại giam là nơi giam giữ, giáo dục phạm nhân. Họ là những người đă phạm tội và đang phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Có nhiều người nhận ra được lỗi lầm của ḿnh nên cố gắng cải tạo để sớm được trở về với đời sống nhưng cũng có không ít người chán nản, thất vọng, thậm chí chống đối, gây chuyện trong trại.
Vai tṛ của cán bộ trại giam không chỉ là trông giữ phạm nhân mà c̣n là những người thầy giúp phạm nhân cải tạo tốt, nhận thức được đúng sai để khi họ trở về với cuộc sống đời thường họ là những công dân tốt.
Trong muôn việc có tên lẫn không tên ở trại giam th́ điều mà ít người muốn nhắc đến nhưng cũng khó khăn, gian khổ vào hạng nhất chính là truy bắt những tội phạm vượt ngục, trốn trại. Đă xác định trốn trại th́ phạm nhân không chỉ có sự liều lĩnh mà c̣n hung hăn và sẵn sàng chống trả đến cùng để khỏi phải quay lại chốn lao tù. Chính v́ thế, đ̣i hỏi người công an làm nhiệm vụ không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp mà c̣n phải mưu trí, linh hoạt. Vừa đảm bảo bắt được đối tượng nhanh nhất nhưng cũng phải bảo vệ được tính mạng của ḿnh, tính mạng của phạm nhân, của những người xung quanh.
Thông thường, chuyện trốn tù thường rơi vào trường hợp phạm nhân có hoàn cảnh éo le hoặc nhận thức lệch lạc. Đối tượng Hà Văn Tiền phạm tội cố ư gây thương tích. Trong thời gian thi hành án, khi đang lao động ở vườn điều, lợi dụng sự sơ hở của cán bộ quản lư, đối tượng đă bỏ trốn. Ngay lập tức, anh Hải được lệnh lên đường truy bắt đối tượng.
Sau khi tiếp cận với gia đ́nh, người thân, công an nơi cư trú của đối tượng xác định Tiền không trở về địa phương. Một số nguồn tin cho biết Tiền đang lẩn trốn ở bến xe Miền Đông, biến xe Miền Tây bán vé số. Nhưng nhiều ngày phục kích ở bến xe trinh sát đều không thấy đối tượng xuấn hiện, gia đ́nh phạm nhân cũng rất “cảnh giác”, không hề cung cấp thông tin ǵ.
Sau nhiều ngày bế tắc, khi đang ngồi trước cửa công an phường nơi tên Tiền cư trú th́ anh Hải nhận được nguồn tin cho biết Tiền đă xuất hiện. Vừa ra khỏi cửa cơ quan chưa đầy 200m th́ gặp vợ của Tiền đạp xe phượng hoàng đi đâu đó, ngay lập tức anh nhảy lên xe bám theo.
Khi đến phà Thủ Thiêm th́ t́nh huống khó khăn xảy ra. Nếu cũng xuống phà th́ chắc chắn sẽ bị vợ đối tượng nhận ra “người quen” nên sau vài phút đắn đo suy nghĩ, cuối cùng anh quyết định ṿng xe theo hướng Cầu Sài G̣n sang quận 2, mặc dù hướng này phải xa hơn tới 3,4 lần.
Trong đầu đă hoang mang v́ khả năng “mất dấu” rất cao nhưng lẫn trong ḍng người tấp nập, anh nh́n thấy vợ Tiền đạp xe đi ngược chiều. Lại tiếp tục cuộc đeo bám, bám theo đến một nhà hàng rất lớn có tới 20 quán bi-a. Sau khi xác định Tiền đang đánh bi-a, mặc dù rất nôn nóng bắt giữ đối tượng nhưng lúc này nếu ập vào bắt ngay th́ e đối tượng manh động, gây hại cho những người xung quanh nên anh Hải lại phải tiếp tục kiên tŕ mai phục chờ điều kiện thuận lợi.
Đợi suốt mấy tiếng đồng hồ, măi đến 8h tối đối tượng mới ra ngoài đưa vợ đi ăn. Chỉ chờ có thế, anh Hải lao ra và khi đối tượng c̣n ú ớ chưa hiểu chuyện ǵ th́ tay đă phải tra trong c̣ng.
Hay như lần hai đối tượng Nguyễn Văn Nở, Nguyễn Văn Thành phạm tội “Trộm cắp tài sản” bị bắt năm 1989 và chịu thi hành án tại Trại giam Tống Lê Chân. Lợi dụng việc được phân công làm lẻ đi trông vườn tiêu, quét dọn cơ quan, Nở và Thành đă cùng trốn thoát.
Măi tới 5h chiều khi điểm danh không thấy phạm nhân về, đơn vị mới báo động. Ngay trong đêm, anh Hải đi xe máy về quận 4 và quận B́nh Thạnh t́m kiếm đối tượng. Khi về quận 4, anh phát hiện Thành đang ngồi ở nhà. Phân công 1 đồng chí chặn cửa trước c̣n anh chạy một mạch vào án ngữ cửa sau đề pḥng đối tượng tẩu thoát. Đối tượng đang ú ớ không hiểu ông khách lạ tự nhiên chạy vào nhà th́ đă bị khóa hai đầu. Lần đó chỉ chậm chừng 30 phút là đối tượng sẽ theo đoàn cải lương trốn sang Campuchia.
Sau đó, anh Hải lại chạy sang quận B́nh Thạnh t́m phạm nhân Nở. Gặp bà cụ là mẹ Nở, bà cho biết: Lúc chiều Nở có về nhưng đă ra bến sông nào đó. Thời điểm lúc bấy giờ, bến sông Bạch Đằng là địa điểm tụ tập nhiều thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy. Lướt thật nhanh, anh quan sát thấy một đối tượng đội mũ phớt trắng, hai tay ôm hai “em út” có dấu hiệu khả nghi.
Tiến lại gần, anh đột ngột cất giọng hỏi: “Có phải mày không Nở?”. Câu trả lời: “Không phải Nở đâu cán bộ ạ!”. Chỉ chờ có thế, anh nhanh chóng c̣ng tay vào ghi đông xe 67 áp tải tên Nở về khám Chí Ḥa. Lúc đó đă là 4h sáng...
Từng nhiều lần đi truy bắt phạm nhân trốn trại nên Trung tá Trần Đ́nh Hải cho rằng, một trong những giải pháp hàng đầu để hạn chế thấp nhất việc phạm nhân vượt ngục, trốn tù là phải tạo cho họ niềm tin hướng thiện, yên tâm cải tạo tốt để có cơ hội làm lại cuộc đời. Trại giam phải là môi trường lành mạnh, không xảy ra t́nh trạng “đại bàng”, chèn ép, bắt nạt nhau. Muốn làm được như vậy ngoài việc nâng cao kỷ luật th́ người quản giáo không chỉ là một người trông tù b́nh thường mà c̣n phải là người thầy, người bạn để giáo dục, động viên những con người lầm lỡ.
Anh Hải vẫn c̣n nhớ một phạm nhân nữ c̣n trẻ măng, đang là sinh viên đại học tên là Nguyễn Thị Thanh. Thanh sinh ra trong một gia đ́nh có học, bố mẹ đều là công chức nhà nước.
Gia đ́nh có điều kiện nên cô đua đ̣i theo bạn bè, ăn chơi đi vũ trường, đi bar rồi dính vào ma túy lúc nào không hay. Ngay ngày đầu nhập Trại Tống Lê Chân, Thanh đă có những dấu hiệu bất thường, ủ rũ, không nói năng ǵ cả, rất có khả năng sẽ t́m đến con đường tự tử để kết thúc cuộc đời. Lúc này anh lại khéo léo tiếp cận, tỷ tê tâm sự: “Sự việc đă xảy ra rồi, hăy biết dũng cảm vượt qua số phận của ḿnh, sống ngày nào hăy sống là người có ích”.
Sau đó một thời gian ngắn, đối tượng chuyển sang giai đoạn AIDS, anh Hải vẫn thường xuyên động viên, mua quà để đối tượng có những ngày cuối đời thanh thản mà không làm chuyện dại dột...
P.V.