- Ba Lan hôm qua (22/5) đă lên tiếng cảnh báo Nga không được can thiệp vào kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của NATO ở Châu Âu bởi Nga không phải là thành viên của liên minh này.
Trước đó, hôm Chủ nhật (20/5), Tổng thư kư NATO Anders Fogh Rasmussen thông báo, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang triển khai “giai đoạn đầu tiên” của kế hoạch thiết lập hệ thống pḥng thủ tên lửa ở Châu Âu.
“Nếu hệ thống này thuộc NATO th́ một nước không phải là thành viên của NATO không có quyền can thiệp vào hệ thống đó cũng như sự phát triển của hệ thống đó”, ông Bogdan Borusewicz, Chủ tịch Thượng viện Ba Lan, hôm qua đă tuyên bố hùng hồn như vậy.
Tuy nhiên, ông Borusewicz cho rằng, NATO vẫn nên tiếp tục các cuộc đàm phán nhằm thuyết phục Moscow về việc hệ thống lá chắn tên lửa Châu Âu không đe dọa đến an ninh nước Nga. “Tôi tin, các cuộc đàm phán nên được tiếp tục để giới quan chức Nga không nghĩ rằng hệ thống của chúng ta là nhằm vào họ”, Chủ tịch Thượng viện Ba Lan đă nói như vậy với các phóng viên.
Trước đó, hồi đầu tháng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga – Tướng Nikolai Makarov từng tuyên bố, Nga không loại trừ khả năng tấn công phủ đầu hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO ở Châu Âu. Cân nhắc “bản chất gây bất ổn của hệ thống lá chắn tên lửa, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định dùng quyền tấn công phủ đầu vào hệ thống này bằng những vũ khí sẵn có trong trường hợp t́nh h́nh diễn biến nghiêm trọng”, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga nhấn mạnh.
Theo Thư kư của Hội đồng An ninh Nga – ông Nikolai Patrushev nhận định, đến năm 2020, hệ thống lá chắn tên lửa của NATO ở Châu Âu sẽ có đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga,.
Giữa Nga với NATO và Mỹ từ lâu đă đối đầu với nhau về vấn đề lá chắn tên lửa. Moscow phản đối mạnh mẽ việc Mỹ muốn dựng một hệ thống pḥng thủ tên lửa ở Đông Âu v́ coi hệ thống này là mối đe dọa đối với an ninh nước Nga. Đáp lại, Washington luôn khẳng định, hệ thống lá chắn tên lửa của họ chỉ nhằm vào Iran và Triều Tiên, không nhằm vào Nga.
Moscow muốn Mỹ và NATO đảm bảo bằng văn bản rằng hệ thống pḥng thủ tên lửa mà họ định dựng lên ở Châu Âu không nhằm vào khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đă từ chối yêu cầu này.
Kiệt Linh - (theo RIA)