Sở Giao thông Vận tải của 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM đề xuất cấm kinh doanh ở nhiều tuyến phố nội đô, khiến thói quen trà đá của nhiều người có thể biến mất.
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa đề xuất cấm kinh doanh vỉa hè trên 100 tuyến phố. C̣n Sở Giao thông Hà Nội cũng đang xây dựng đề xuất tương tự. Theo một chuyên gia viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM, vỉa hè không phải chỉ có người nghèo mưu sinh mà c̣n có cả giới nhà giàu buôn bán. Những quán bia lớn bày bàn tràn lề đường, những quán karaoke hồn nhiên đưa xe xuống ḷng đường, những siêu thị điện máy ngang nhiên chiếm trọn đường dành cho xe bus đi để đưa xe của khách hàng vào đó…
Theo thống kê của Viện này năm 2004, vỉa hè là nguồn sống của khoảng 150 ngh́n người kinh doanh nhỏ, khoảng 100 ngh́n người buôn bán hàng rong. Biết bao “miệng ăn”, hóa đơn tiền học, tiền điện nước… trông chờ vào những gánh hàng rong. Nếu lệnh cấm được ban ra, trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như này, những người nghèo sẽ làm ǵ để tự nuôi ḿnh và nuôi người thân?
Trà đá vỉa hè sẽ dần biến mất?
C̣n trong đề tài nghiên cứu về “bán hàng rong” của một giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội th́ cho rằng “hàng vỉa hè bán giá rẻ hơn trong các cửa hàng, v́ họ không phải chi phí mặt bằng. Mặt khác, nó cũng tiện lợi cho người mua, dù rằng có làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị”.
Một trong những lư do lớn nhất của đề xuất cấm kinh doanh vỉa hè lần này của hai Sở Giao thông lớn nhất cả nước là lư do tắc đường. Theo những các cán bộ giao thông ở đây th́ v́ do nhiều người mua bán trên hè nên ḷng đường bị tắc.
Tháng 7/2008, Hà Nội đă cấm bán hàng rong tại tại 62 tuyến phố và 48 di tích lịch sử văn hóa như Hàng Bài, Bà Triệu, Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Cát Linh, Xuân Thủy…
Nhưng hiện nay, đi dọc các con phố này, không khó để bắt gặp các gánh hàng rong, các quán cóc vỉa hè… vẫn hoạt động như chưa hề có lệnh cấm. Một chuyên gia của viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM nhận định, sở dĩ như vậy v́ một phần những người quản lư địa phương có “quyền lợi” trong đó, nên mới có t́nh trạng bao che, “bảo kê”.
Theo VTC