Công tác cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam được thực hiện trong nhiều năm. Qua thời gian, nền hành chính công có những biến chuyển nhất định.
Trụ sở Bộ Công Thương, ảnh chụp hôm 29-12-2011./RFA PHOTO
Cảm nhận của người dân
Người dân đang cảm nhận như thế nào về các cơ quan công quyền và đâu là vấn đề mấu chốt cần phải thực hiện trong công tác cải cách hành chính hiện nay? Thông tín viên Nhân Khánh có những ghi nhận về vấn đề này như sau. Mời quý vị theo dõi:
Hồi đầu tháng này, kết quả của chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2011 vừa được công bố. Cuộc điều tra được tiến hành bởi một số cơ quan trong nước, có sự phối hợp của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). Với hàng chục ngàn người được tham vấn và tiến hành trên 63 tỉnh thành, đây là cuộc khảo sát trực tiếp lớn nhất ghi nhận ý kiến người dân, được tiến hành tại Việt Nam cho đến nay. Chỉ số PAPI thể hiện cảm nhận của người dân về nền hành chính công.
Cái xu hướng hiện nay nói chung, người ta đang càng ngày càng quay về với xu hướng xin cho. Nó còn nặng hơn ngày xưa. TS Nguyễn Thu Linh
Kết quả cuộc khảo sát cung cấp khá đầy đủ về thực trạng quản lư nhà nước. Bên cạnh các tiến triển nhất định, hiện tượng “hành là chính” vẫn xảy ra trong nhiều lĩnh vực. Các ý kiến của người dân về hệ thống hành chính công là những đóng góp cần thiết trong quản trị quốc gia. Xă hội dân sự là thành quả phát triển tất yếu của quá trình vận động lịch sử tự nhiên. Trưởng ban tư vấn Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, chỉ số PAPI sẽ được sử dụng như một công cụ đánh giá công tác quản trị và hành chính công từ bên ngoài.
Vậy tâm thế của người dân hiện nay khi đến các cơ quan công quyền đang diễn ra như thế nào? Chúng tôi đem thắc mắc này đến với Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thu Linh, Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề phát triển, thì được cho biết:
“Cái xu hướng hiện nay nói chung, người ta đang càng ngày càng quay về với xu hướng xin cho. Nó còn nặng hơn ngày xưa, cộng với tác động tiêu cực của thị trường nữa. Thế cho nên, người dân bây giờ đến công sở mà không có cái phong bì kèm theo thì đa phần là không được việc.”
Trong số những cơ quan tham gia cuộc khảo sát về chỉ số PAPI có Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES). Giáo sư Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc của Trung tâm này cho biết ý nghĩa và mục đích của cuộc khảo sát là như sau:
“Là một quá trình rất lâu dài, mình hướng đến một nền quản trị hiện đại mà PAPI đang tới. Mình coi người dân như là khách hàng, đánh giá những dịch vụ của chính quyền.
Chứ còn thực tế bây giờ người dân chưa đến được đấy. Mình cứ làm dần dần như vậy, mỗi năm một ít.”
Kiểm soát tham nhũng là một trong 6 lĩnh vực đánh giá chỉ số PAPI, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng tham nhũng "vặt" là khá phổ biến. Điều này không quá khó hiểu, nếu căn cứ theo một phát biểu khác của ông Thang Văn Phúc, rào cản lớn nhất trong tiến tŕnh cải cách thủ tục hành chính chính là đội ngũ công chức. Tiền lương công chức hiện nay không phản ánh đúng giá trị lao động của họ. Trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, có lẽ tính chất độc quyền của nền hành chính đã làm biến dạng mối quan hệ, lẽ ra phải là sòng phẳng giữa người dân với cơ quan công quyền. Do đó, cách nhìn nhận giữa người dân và cơ quan công quyền trước những cải cách thủ tục hành chính, có lẽ không giống nhau. Tiến sĩ Nguyễn Thu Linh có ý kiến như sau:
“Cách đây 2 năm, tôi có đi dự một buổi thông báo về kết quả chỉ số PAPI. Trong cuộc họp này, tôi thấy có sự không gặp nhau giữa các ý kiến. Bộ Nội vụ thì cho rằng các chỉ số PAPI này là không phù hợp với các nội dung cải cách hành chính; và như vậy không đánh giá được kết quả của cải cách hành chính.
Tôi cũng có chia sẻ ý kiến rằng, đây là cái nhìn của người dân về kết quả cải cách hành chính. Thế còn nội dung các điểm cải cách hành chính, đấy là việc của cơ quan nhà nước làm. Không nhất thiết hai cái phải giống nhau. Người dân đo là đo cái kết quả, chứ không đo cách thức làm. Cách thức nào, đấy là việc của nhà nước.”
Cải cách chưa đồng bộ
Tôi nghĩ là những người có trọng trách trong bộ máy nhà nước có thực sự, thực lòng cải cách hành chính hay không. Chứ còn cứ vòng vo một cửa với nhiều cửa.
TS Nguyễn Thu Linh
Những kỳ vọng và nhu cầu về cải tổ, đổi mới thực sự của nhân dân và nhiều tầng lớp trong xă hội là chính đáng. Các ách tắc của công tác cải cách hành chính đang nằm đâu đó trong hệ thống phân cấp. Xét trên bình diện toàn quốc, xem ra hệ thống thủ tục hành chính dù đă được cải cách mạnh mẽ nhưng hiện vẫn c̣n chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Cơ quan công quyền giữ thuận lợi cho hoạt động quản lư của ḿnh nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi cho người dân. Cách làm này khiến không ít người dân váng đầu hoa mắt khi đứng trước mê hồn trận thủ tục hành chính công. Qua kết quả của chỉ số PAPI năm 2011, Giáo sư Đặng Ngọc Dinh có nhận xét sau:
“Sự hài lòng của người dân thì rất là khác nhau, tùy mỗi một tỉnh có cái khác nhau. Song nhìn chung giữa cái tỉnh thấp với tỉnh cao cũng không khác biệt lắm. Như thế nó phản ánh tình hình chung của đất nước.”
Vấn đề thiết yếu không phải là có bao nhiêu thủ tục hành chính mà là người dân cảm nhận thế nào về chất lượng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính đó. Cải cách thủ tục hành chính cũng cần thay đổi ngay từ hướng tiếp cận vấn đề. Thay vì từ quan điểm nhìn nhận của cơ quan quản lư, thì phải tiếp cận từ góc độ của các đối tượng tuân thủ là người dân. Hoặc theo như Tiến sĩ Nguyễn Thu Linh, điểm mấu chốt để công tác cải cách hành chính thành công là:
“Tôi nghĩ là những người có trọng trách trong bộ máy nhà nước có thực sự, thực lòng cải cách hành chính hay không. Chứ còn cứ vòng vo một cửa với nhiều cửa…
Hành chính một cửa hay bao nhiêu cửa thì cái đấy là việc của nội bộ hành chính, người dân người ta không cần biết.”
Có những phương thức tưởng như không phức tạp nhưng lại tỏ ra chẳng dễ dàng áp dụng. Chẳng hạn trong các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu về tính minh bạch là rất quan trọng. Tạo được sự minh bạch trong hệ thống hành chính, tức hiển nhiên đơn giản hóa rất nhiều thủ tục thuộc hệ thống này.
Chặng đường để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước, như phát biểu của ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, hồi đầu tháng này, quả còn lắm nhiêu khê. Bởi mô hình phân quyền độc lập, ngoài công tác giám sát còn có chức năng tạo sự cân bằng trong hệ thống quyền lực. Chừng nào thì các thủ tục hành chính thực sự là các sản phẩm dịch vụ công, là một đáp án vẫn còn bỏ ngỏ.
Nhân Khánh, thông tín viên RF