Dù đôi tai đă có phần nghễnh ngăng, khi hỏi chuyện phải ghé sát tai cụ mới nghe rơ song cụ vẫn rất hào hứng nói chuyện.
Cụ Ê bên đứa chắt nội chưa đầy một tuổi.
Ở vào tuổi 100, cụ Hoàng Thị Ê (thôn Lưu Thượng 2, xă Hiệp An, Kinh Môn, Hải Dương) gây bất ngờ cho nhiều người khi vẫn có thể xỏ kim may vá và bế chắt đi chơi.
Dù đôi tai đă có phần nghễnh ngăng, khi hỏi chuyện phải ghé sát tai cụ mới nghe rơ song cụ vẫn rất hào hứng nói chuyện.
Cụ kể, vợ chồng cụ có ba người con, một trai, hai gái. Hiện, cụ đang sống cùng gia đ́nh người con trai.
Ngày c̣n trẻ, vợ chồng cụ Ê không có ruộng, phải đi cày thuê cuốc mướn, ṃ tôm bắt ốc về đổi lấy tiền đong gạo nuôi con. "Khó khăn lắm, cuộc sống bấp bênh, ăn rau cháo nhiều hơn cơm gạo, suốt ngày hai vợ chồng b́ bơm ngoài đồng, dù trời lạnh cũng như trời nắng ấm. V́ nếu không làm th́ biết lấy ǵ mà ăn?", cụ kể.
Các con lớn dần rồi lần lượt lập gia đ́nh. Thế nhưng, cuộc sống của cụ vẫn không hết khó khăn. Vậy nên, "ngoài tám mươi tuổi tôi vẫn phải ra đồng. Ḿnh c̣n sức sao phải đi nhờ cậy các con? Chúng nó cũng c̣n phải nuôi con cái nữa", cụ bảo.
Làm việc vất vả là vậy song bù lại, cụ Ê chẳng mấy khi ốm đau. Cụ vui vẻ cho hay: "Bây giờ cao tuổi rồi, thi thoảng lại bị nhức đầu, sổ mũi, nhưng chưa bao giờ phải nằm viện cả".
Hỏi cụ về "bí quyết" sống thọ mà vẫn khoẻ mạnh, cụ chậc lưỡi "chẳng có bí quyết ǵ đâu. Cứ làm rồi ăn thôi. Già mà có sức khoẻ th́ vẫn làm. Thế là khoẻ ra, chứ ngồi một chỗ buồn tay chân lắm".
Ông Hoàng Văn Xưởng, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xă Hiệp An cho hay: "Cụ là người vất vả nhất làng, đến lúc già vẫn phải động tay chân làm việc. Hiếm khi tôi thấy cụ ngồi không lắm, lúc thấy cụ cầm chổi quét nhà, quét sân, lúc lại thấy bế chắt. Cụ cũng chẳng có chế độ dinh dưỡng ǵ đặc biệt, cơm rau nhiều hơn cơm thịt cá. Chỉ có mấy năm nay, cụ nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước th́ tiền đó dành để mua thức ăn cho cụ, chứ các con cháu cũng khó khăn lắm".
Có một chi tiết khiến tôi khá bất ngờ khi ông Xưởng "bật mí", cụ vẫn có thể tự xâu kim may vá. Nghe vậy, cụ vui vẻ vào nhà, lấy ra hộp kim chỉ. Chừng ba phút sau cụ đă xâu xong trước sự thán phục đến ngỡ ngàng của tôi. "Thi thoảng tôi vẫn tự tay may vá đấy chứ", cụ móm mém cười bảo.
Với cụ Ê, niềm vui lớn nhất bây giờ là "vẫn c̣n có sức khoẻ để trông nom nhà cửa, chơi với các chắt cho các con cháu yên tâm ra đồng làm việc".
Theo Bee