(Đất Việt) Chất lượng giáo dục không đồng đều, khiến mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội lại trở thành cuộc vật lộn giành suất đi học trường chuyên của không ít gia đ́nh.
Sau hai ngày thức trắng đêm, anh Lê Hải, sống tại quận Đống Đa, đă có trong tay bộ hồ sơ dự tuyển vào lớp 1 cho cậu con trai sinh năm 2006. “Thôi cũng là may, dù sao cũng mua được bộ hồ sơ, đầy người chậm chân đành ra về tay trắng kia ḱa”, anh Hải nói trong vẻ mệt mỏi v́ mất ngủ.
Đua nhau “chạy”
Khi được thông báo trường THCS Thực nghiệm sẽ phát hồ sơ dự tuyển lớp 1 vào ngày 12.5, gia đ́nh anh Lê Hải ngay lập tức lên kế hoạch xếp hàng từ nửa đêm. Kinh nghiệm mà anh Hải có được từ người anh họ của ḿnh đó là: chậm th́ mất cơ hội. Thực tế, năm nay trường cũng chỉ tuyển 140 chỉ tiêu, trong khi số hồ sơ dự kiến phát ra ban đầu chỉ có 200 bộ. “Cầu nhiều, cung ít nên không thể chủ quan. Học tốt, học phí lại rẻ, ai mà không muốn con ḿnh vào học”, anh Hải lập luận. Đêm đầu tiên đội mưa coi như công cốc v́ trường hoăn bán hồ sơ do bị người dân đạp sập cổng, không làm anh Hải nản ḷng, đêm thứ hai anh tiếp tục thức trắng dù lực lượng công an đă giăng dây, biển cấm trước cổng trường. “Để củng cố đời con th́ bố hi sinh 2 đêm có đáng ǵ”, anh Hải vui vẻ nói. Thậm chí để tăng thêm cơ hội có hồ sơ dự tuyển vào trường, ông bố này c̣n nhờ cả mấy cậu bạn thân đến xếp hàng cùng cho ăn chắc.
Ảnh: Thức trắng đêm, chen nhau mua hồ sơ cho con vào lớp 1
Ảnh: Chân Nhân
Không mệt mỏi với việc xếp hàng như ở trường THCS Thực nghiệm, nhưng để có được một suất vào học ở các trường “điểm” khác như tiểu học Kim Đồng, tiểu học Dịch Vọng A, tiểu học Thành Công A, tiểu học Tràng An, tiểu học Cát Linh, tiểu học Kim Liên, tiểu học Trưng Vương… cũng là điều rất khó. Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, các trường tuyệt đối không được tuyển sinh trước ngày 2.7, thế nhưng đă thành luật bất thành văn, phụ huynh muốn vào học các trường này đều phải “chạy” từ sau tết. Chị Phương Vinh, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy cho hay, tuy đă sống ở đây nhiều năm nhưng nhà chị không có hộ khẩu mà chỉ đăng kư tạm trú. Chính v́ thuộc diện KV2 nên chị không hy vọng sẽ “đường đường chính chính” xin cho con được vào trường tiểu học Dịch Vọng A v́ xét đến diện KV3 là đă đủ chỉ tiêu. Một người bạn của chị Vinh “bật mí” cho chị đến xin xác nhận sống tại địa phương của cơ quan công an, sau đó sẽ có người “chạy” cho con chị vào trường với giá 15 triệu đồng. Đến thời điểm này, dù đă sẵn ḷng chi số tiền này, nhưng vẫn chưa ai “chốt” được với chị Vinh sẽ có một suất học tại trường tiểu học Dịch Vọng A.
Không chỉ vào các trường công lập mới khó khăn, đường vào các trường dân lập như tiểu học Đoàn Thị Điểm, tiểu học Nguyễn Siêu cũng gian nan vô cùng. Với chất lượng học tập cao, các trường này phải hạn chế học sinh bằng các kỳ “khảo sát” hay c̣n gọi là thi vào lớp 1. Để được nhận vào học, các bé phải thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm năng lực nhận biết, điểm xét tuyển là điểm kiểm tra trắc nghiệm lấy từ cao xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Chính v́ vậy, để có thể vào học tại các trường này, các cháu phải đi học trước để làm quen với cách tư duy của trường. Lượng hồ sơ xin học khá đông, nhưng số cháu trúng tuyển cũng rất hạn chế.
Cầu nhiều, cung ít
Vất vả ngược xuôi t́m trường học cho con, cuối cùng, chị Mỹ Ư, sống tại quận Hai Bà Trưng, quyết định sẽ cho con học “trường làng” gần nhà. Chị Mỹ Ư cho hay, bố chồng chị kịch liệt phản đối việc chọn trường v́ theo kinh nghiệm của ông, 99% thành công của học sinh là do tố chất của từng người. “Quan điểm của bố chồng ḿnh là không phải cứ học trường chuyên, lớp chọn th́ mới thành tài. Ông cho rằng nếu không quá mất nhiều sức lực vào học các kiến thức không cần thiết th́ chắc con em sẽ thành công”, chị Ư chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có suy nghĩ và hành động như gia đ́nh chị Mỹ Ư. Một phụ huynh muốn con vào học tại trường Thực nghiệm đặt vấn đề, “nếu chất lượng giáo dục đồng đều th́ c̣n cảnh chen chân vào một ngôi trường "có tiếng" thế này không? Tất nhiên là không. Cái ǵ cũng có lư do của nó cả”. Phụ huynh khác là anh Lê Hải cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Tại sao gần một ngh́n người lại chen lấn suốt hai đêm liền? V́ thực tế là Nhà nước xây trường điểm và đầu tư vào đây rất nhiều cả về đội ngũ giáo viên lẫn cơ sở vật chất, trong khi các trường khác th́ không được quan tâm bao nhiêu. Nếu nhà báo có con, chắc chắn nhà báo sẽ chọn cho con ḿnh một ngôi trường tốt nhất có thể. Và ai cũng chung tâm lư đó, cho nên việc “chạy” trường không thể giảm đi.
Chân Nhân - ĐấtViệt