Đây là câu chuyện xảy ra thuộc “Dự án: Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 45, đoạn KM47 + 200 đến Km 51+562” qua địa bàn xă Định Long – Huyện Yên Định – Thanh Hóa.
Dự án xây dựng, nâng cấp Quốc lộ 45 được sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định và đơn vị thi công khởi công ngày 17/03/2010. Theo kế hoạch của Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn (Đơn vị trúng thầu) th́ đoạn đường này sẽ được thi công trong ṿng 18 tháng (Kể từ ngày khởi công), tuy nhiên sau hơn 2 năm dự án này vẫn “nằm phơi” trong khâu giải tỏa mặt bằng.
Trước mắt tôi là ngôi nhà cấp 4 được xây dựng năm 1988, căn nhà cũ nay đă cũ hơn v́ ô uế do bụi bặm của đoạn đường đă “treo” trong tiến độ thi công. Ông Trịnh Đ́nh Là, chủ căn nhà cho biết “Gần 3 năm nay, gia đ́nh chúng tôi không thể làm được việc ǵ ngoài việc đóng cửa và quét bụi. Trong khi đó, từ trước năm 1985 đến nay, do ở mặt đường nên gia đ́nh tôi chủ yếu dựa vào quán tạp hóa chè nước làm nguồn sinh nhai nuôi 6 người con khôn lớn”.
(Đóng cửa chờ …. giải tỏa)
Chủ căn nhà cho biết thêm: "Chúng tôi không phải v́ không tuân theo kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho quê nhà, nhưng do cán bộ trong Ban giải tỏa mặt bằng đo diện tích đất để tính giá đền bù thiếu khoa học và không chính xác, gây thiệt hại cho công dân nên chúng tôi chưa nhận tiền đền bù đất. C̣n về phần tài sản gắn liền trên đất th́ Ban giải tỏa đă bỏ qua rất nhiều chi tiết và tài sản có giá khác. Đặc biệt, phần móng của căn nhà này Ban giải tỏa đă “đoán” sai, chỉ lập hồ sơ thanh toán có 1,2 mét. Trong khi đó móng căn nhà này đă được gia đ́nh chúng tôi dựng rất kiên cố, có bề sâu so với mặt đất hơn 3,5 mét (Gây thiệt hại cho chúng tôi đến tận 2,3 mét !?!?)".
(Toàn cảnh ngôi nhà, gian buồng cách khu giải tỏa hơn 10 mét)
Chiều ngày 27/04/2012, đoàn cán bộ thuộc các cơ quan của huyện Yên Định và UBND xă Định Long triệu tập các gia đ́nh “chưa nhận tiền và chưa đồng ư giải tỏa mặt bằng” đến để trả lời chất vấn, đồng thời thành lập ban thanh tra khảo sát thực tế tại 2 hộ gia đ́nh thuộc diện giải tỏa. Tại căn nhà ông Là chúng tôi thấy một hố sâu đă được Ban thanh tra giám sát đào ngay trong... buồng và sát mép bờ tường (rộng chừng 1,5 mét, xâu 2,5 mét và đă ngập nước). Điều đáng để nói không những hố đào khảo sát này “được đào” trong buồng mà thực tế hố này được đào cách xa vị trí “phải giải tỏa theo quy định” tận 10 mét. Và hơn nữa kết quả thanh tra kết luận: Móng nhà ông Trịnh Đ́nh Là sâu tận... 3,2 mét (Khác với độ xâu để tính giá đền bù được Ban giải tỏa mặt bằng đă xác định năm 2009 là 1,2 mét?!?!).
(Hố đào khảo sát móng được đào ngay trong buồng)
Ông Là đưa bản Biên bản làm việc của đoàn Thanh tra cho chúng tôi xem, bức xúc nói: "Các chú thấy đó, giá tính giá đền bù tài sản cách đây hơn 2 năm chúng tôi vẫn chưa nhận do cán bộ đo, tính sai, lúc đó vàng chỉ khoảng 2 triệu đồng/chỉ, sau gần 3 năm chúng tôi tiến không tiến, lùi không dám lùi, chỉ đóng cửa nhà quán quét bụi, giờ giá vàng đă lên hơn 4 triệu/chỉ. Đúng là cách làm việc như “Thầy bói xem voi” như vậy có tội cho dân t́nh chúng tôi không ?!?!”
Chúng tôi ra về mà ḷng băn khoăn, không rơ với số tiền đền bù như đă quy định, ông Là có thể đủ để dựng được căn nhà lợp Brô đủ rộng bằng 1 gian so với căn nhà cũ không. Ḷng lại xót xa trước cải tuổi xế chiều của ông bà, con cái th́ đông đúc mà đất đai nhà cửa lại rơi vào diện thu hẹp để giải phóng. Trên là câu chuyện chẳng của riêng ai, ở bất cứ ngơ ngách nào của thôn 5 xă Định Long – Huyện Yên Định – Thanh Hóa, ai ai cũng biết, cũng lắc đầu mà ngao ngán. Thôi th́ cá nhân tôi cũng chỉ biết viết lên đây, để cùng suy ngẩm.
TĐ. Thắng