(Tamnhin.net) - Mông Cổ có diện tích 1,56 triệu Km2 với hơn 2 triệu dân, nhưng có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với cả ba cường quốc số 1 thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nga. Bởi vậy, giữ thăng bằng giữa ba cường quốc là chiến lược khôn khéo của nước nhỏ Mông Cổ.
Tờ “Thông tin kinh tế hàng ngày” của Trung Quốc ngày 10/5/2012 cho biết Quốc hội Mông Cổ vừa ban hành sắc lệnh hạn chế đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp quy mô lớn và những ngành chiến lược của kinh tế quốc dân.
Theo sắc lệnh này, những doanh nghiệp quy mô lớn với tài sản từ 76 triệu USD trở lên cùng những ngành mang tính chiến lược như khai khoáng tài nguyên, giao thông, thực phẩm, thông tin, nông nghiệp đều do nhà nước kiểm soát cổ phần, trong đó vốn đầu tư nước ngoài không được quá 49%.
Tờ báo cho rằng luật này đă được tŕnh lên quốc hội và có thể được thông qua nay mai. Nếu được thực thi th́ các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị thiệt hại lớn v́ hiện nay nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nắm giữ trên 60% cổ phần trong nhiều liên doanh với Mông Cổ. Vừa qua ngành nhôm của Trung Quốc đă quyết đinh mua lại Công ty “Nam Gobi”, giao dịch thực hiện vào ngày 5/7/2012 với trị giá 925 triệu đôla Canada để năm giữ 60% cổ phần.
Tài sản lớn nhất của Công ty Nam Gobi là kiểm soát mỏ than khổng lồ ở Tolgoi, cách biên giới Trung Quốc – Mông Cổ 50 Km. Đây là mỏ than lớn chủ yếu cung cấp than cốc cho các địa phương phía bắc Trung Quốc. Tờ báo cho biết đầu tư của Trung Quốc vào Mông Cổ thời gian qua luôn bị gây cản trở và quan hệ hai nước thường bị “gây nhiễu” bởi thế lực Mỹ và Nga.
Hai nước Trung Quốc và Mông Cổ có đường biên giới chung dài 4.710 Km, lập quan hệ ngoại giao ngày 16/10/1949. Từ trước năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ kinh tế, buôn bán đầu tư của Mông Cổ chủ yếu với Liên Xô và khối các nước xă hội chủ nghĩa Đông Âu. Năm 1991, Mông Cổ mới mở cửa và lập quan hệ buôn bán đầu tư với hơn 30 nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Kim ngạch buôn bán Nga- Mông năm 1994 đạt 243 triệu USD, nhưng năm1996 suy giảm đáng kể, trong khi đó với Trung Quốc tăng lên mạnh mẽ. Năm 1996 buôn bán hai chiều Trung – Mông đạt 140 triệu USD, nhưng năm 2010 lên tới gần 3,98 tỉ USD. Chín tháng đầu năm 2011 kim ngạch buôn bán đạt trên 4,6 tỉ USD, dự kiến năm 2012 c̣n tăng hơn nữa. Về đầu tư, năm 1995 các công ty của Trung Quốc đă đầu tư gần 12 triệu USD vào Mông Cổ, chiếm 1/4 tổng đầu tư của Mỹ ở Mông Cổ, nhưng năm 2011 đầu tư của hơn 170 doanh nghiệp Trung Quốc vào Mông Cổ đă lên tới gần 1,5 tỉ USD vào hơn 5.000 hạng mục công tŕnh, chiếm trên 30% tổng đầu tư nước ngoài và đứng đầu các nước đầu tư tại Mông Cổ.
Tờ “Thời báo hoàn cầu” ngày 8/5/2012 cho biết kể từ khi Mỹ điều chỉnh chiến lược “quay lại Châu Á – Thái B́nh Dương” th́ Mông Cổ là một “mắt xích quan trọng” mà Mỹ ra sức lôi kéo và tranh thủ. Hăng AFP của Pháp cho rằng “Mông Cổ như cái nêm chèn vào giữa hai cường quốc Nga, Trung. V́ vậy, Mỹ phải giành bằng được cái nêm này để tách hai nước lớn ra xa.” Đối với Mông Cổ, hai nước lớn Trung Quốc và Nga như hai trái núi lớn bên cạnh, v́ vậy Mông Cổ đă ra sức t́m kiếm quan hệ với Mỹ để thực hiện chiến lược cân bằng với ba cường quốc.
Kể từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao năm 1987, Mỹ tăng cường đầu tư vào Mông Cổ, nhưng từ năm 2003, khi Tổng thống Bush điều chỉnh chiến lược quay về Châu Á –Thái B́nh Dương th́ đầu tư của Mỹ vào Mông Cổ mới ồ ạt. Cùng với tăng cường quan hệ kinh tế, hai bên kư Hiệp định hợp tác quân sự và tiến hành các cuộc tập trận chung mang tên “T́m kiếm Khan” đầu tiên vào năm 2003. kể từ đó tới nay, cuộc tập trận chung này vẫn tiến hành đều đặn hàng năm bao gồm quân Mỹ và quân đội các nước đồng minh của Mỹ như Đức, Nhật, Hàn Quốc, Canada...cùng tham gia.
Trong chuyến thăm Mỹ tháng 4/2012 của Tổng thống Mông Cổ Tsakhia giin Elbegdorj, hai bên lập “Quan hệ đối tác toàn diện”, tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán, đầu tư và hợp tác năng lượng hạt nhân. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16/4/2012, Tổng thống Mông Cổ Tsakhia giin Elbegdorj nhấn mạnh “Mỹ là bạn láng giềng lớn thứ ba của Mông Cổ”. Ông Elbegdorj nói: “Mông Cổ hoan nghênh và ủng hộ vai tṛ then chốt của Mỹ trong việc duy tŕ ḥa b́nh, ổn định và phồn vinh ở Khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương”. Elbegdorj cũng tuyên bố cho phép các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào các ngành năng lượng, khai khoáng cùng những ngành chiến lược của Mông Cổ. Tổng thống Obama nhấn mạnh “Mỹ ra sức xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng hơn, gắn bó hơn, chiến lược hơn” với Mông Cổ thời gian tới.
Trong buôi diễn thuyết với Viên Brooking của Mỹ, Ông Elbegdorj nói: “Dư luận đều cho rằng Mông Cổ khó có thể xử lư hài ḥa mối quan hệ với Nga và Trung Quốc, nhưng Mông Cổ đă sống chung với họ hàng bao thế kỷ qua, nên chúng tôi biết cách nên xử lư thế nào.”
Tờ “Kinh tế tài chính quốc tế” Trung Quốc ngày 9/5/2012 cho rằng, thời gian qua chính sách đầu tư nước ngoài của Mông Cổ thay đổi khó lường. GDP của Mông Cổ năm qua đạt 8,5 tỉ USD chủ yếu dựa vào xuất khẩu tài nguyên khoáng sản. Trung Quốc là nước chủ yếu đầu tư vào ngành này ở Mông Cổ, v́ vậy ban hành sắc lệnh về kiểm soát FDI vào ngành khai thác tài nguyên và một số ngành khác ngoài việc bảo vệ quyền kiểm soát của nhà nước, th́ c̣n nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc. Là nước nhỏ, nên Mông Cổ lo ngại đối với hai nước láng giềng Trung Quốc và Nga, v́ vậy đă t́m kiếm quan hệ với Mỹ để cân bằng giữa ba cường quốc. Đứng vững chân ở Mông Cổ, rơ ràng Mỹ có thể kiềm chế được cả Trung Quốc và Nga. Mông Cổ thực sự trở thành mũi dao nhọn của Mỹ đâm vào mạng sườn hai nước Trung , Nga.
Kiều Tỉnh