"Dị nhân" 30 năm sống bên những xác chết - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-12-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,210
Thanks: 11
Thanked 13,541 Times in 10,817 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default "Dị nhân" 30 năm sống bên những xác chết

Trước đây tôi cứ nghĩ rằng coi nhà xác là công việc ghê rợn nhất trần gian nhưng nếu so với công việc của người đàn ông và người phụ nữ dưới đây th́ công việc coi nhà xác cũng “b́nh thường thôi”. Họ là hai người không thể thay thế ở Viện giải phẫu (Đại học Y Hà Nội), nơi lưu giữ rất nhiều tử thi được ngâm trong các bể bảo quản phục vụ công tác học tập, nghiên cứu giải phẫu của sinh viên y khoa.

Một người chuyên làm nhiệm vụ đi nhận xác hiến cho y học, ngâm tẩm hoá chất để bảo quân rồi vớt các tử thi để phục vụ cho những giờ thực hành giải phẫu, người c̣n lại mấy chục năm nay trông coi Viện giải phẫu một ḿnh, lầm lũi đi đi về về nơi được mệnh danh là “âm phủ trốn trần gian”.

“Mẹ ơi mẹ về đi không ma ám”

Lần nào cũng thế, cứ đi ngang Viện giải phẫu nằm trên con phố Pasteur là nhiều người lại có cảm giác rùng ḿnh. Rùng ḿnh v́ cái không khí liêu trai nơi đây lúc nào cũng phảng phất.

Những người sống xung quanh chốn này th́ bảo âm khí chỗ này rất nặng nên đi ngang qua thôi, nhiều người cũng muốn đi cho nhanh.

Sự thực th́ Viện giải phẫu đúng là cũng âm u thật. Viện này cũng đă có lịch sử h́nh thành và phát triển cả trăm năm, từ khi Đại học Y Hà Nội được người Pháp xây dựng. Từ ngày ấy Viện giải phẫu đă có chức năng tiếp nhận, bảo quản và nghiên cứu tử thi phục vụ cho ngành giải phẫu y học.


Bà Nguyễn Phương Nam với công việc hàng ngày là quét dọn, trông nom Viện Giải phẫu

Thế nên, có lẽ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn xác chết đă “đến” rồi “đi” khỏi nơi này. Thạc sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, giảng viên bộ môn giải phẫu là người chỉ lối cho chúng tôi khám phá nơi mà anh gọi là “nơi công tác” của ḿnh.

Anh Nghĩa trấn an: “Tôi thấy những người sợ ma là những người hay làm điều mờ ám thôi chứ chẳng ma nào nỡ hại người tốt cả”.

Cảm giác đầu tiên khi vào khuôn viên của Viện này là vắng vẻ, đúng như cách những người ác miệng vẫn đồn thổi là: “Nơi ma nhiều hơn người”. Nhưng cái vắng không sợ bằng sự u tịch và cũ kĩ. Có lẽ đến vài chục năm nay nơi này không được sửa sang, quét vôi lại.

Chắc v́ người ta nghĩ sửa sang nhà cửa, pḥng ốc th́ “ma” ở là chính chứ người đâu có ở và làm việc nên chẳng ai chịu đầu tư sửa chữa. Ở giữa khu nhà của Viện là một khoảng sân rộng cỏ mọc um tùm, rêu phong bám đầy trên những mảng tường vôi vữa chóc lở.

Đang lạnh người v́ chốn liêu trai này th́ tôi như hồn bay phách lạc với cái vỗ vai nhè nhẹ: “Này, làm ǵ đấy?”. Trong một tích tắc chưa kịp định thần, tôi ngỡ: “Thôi xong rồi, ma hỏi thăm rồi” nhưng vừa quay lại th́ tôi gặp một người phụ nữ đă ngoại ngũ tuần, dáng vẻ khắc khổ. Bà cầm theo cây chổi và mặc bộ blouse trắng toát. Cười một nụ cười thân thiện bà tự giới thiệu: “Cô là lao công ở đây. Cháu đến đây làm ǵ?”.

Ở Viện này chỉ có một lao công duy nhất, phụ trách luôn cả việc thu dọn những trang thiết bị giải phẫu. Bà Nguyễn Phương Nam, năm nay đă 53 tuổi nói rằng bà đă làm công việc này gần 30 năm nay.


Ông Nguyễn Văn Lâm: “Đây là phương tiện giúp tôi vận chuyển xác cho sinh viên thực hành phẫu tích”

Cái duyên đưa đẩy bà đến với công việc này v́ gia đ́nh ngày trước khó khăn, bà chấp nhận bất cứ công việc ǵ. Hơn nữa bà Nam bảo: “Việc ở đây th́ nhàn. Bao năm qua vẫn vậy”.

Người phụ nữ này hơn gần 30 năm qua ngày nào cũng tỉ mẩn quét dọn từng căn pḥng, nơi đặt những quan tài bằng inox chứa tử thi, rồi những pḥng giảng dạy giải phẫu bằng trực quan cho sinh viên nhưng đáng kể nhất phải kể đến khu bể chứa xác mới ngâm thuốc mà bà khuyên tôi: “Đừng lại gần”. Người đàn bà lao công này phải làm công việc này một ḿnh là bởi Viện giải phẫu không thể t́m ra một ai chấp nhận công việc này.

“Nếu có ai làm thay th́ có lẽ tôi cũng xin nghỉ thôi. Nhưng khổ nỗi đứa nào vào đây làm được vài ngày cũng bỏ. Dù tôi đă nói chuyện, động viên trấn an tinh thần họ rằng không có ma quỷ ǵ ở đây cả nhưng lư do ra đi của tất cả đều gói gọn trong một từ - sợ!”.

Bà Nam bảo rằng, đúng là để gắn bó được với công việc này đến ngày hôm nay, bà cũng đă phải vượt qua rất nhiều nỗi sợ hăi.

“Lúc đầu mới đến đây tôi cũng sợ chứ. Làm vài năm rồi vẫn thấy sợ. Thậm chí đến bây giờ có nhiều người bảo tôi có ma tôi vẫn sợ. Chỉ có điều tôi biết rằng, sẽ không có ma quỷ nào làm hại ḿnh nên tôi yên tâm làm thôi” - bà Nam tâm sự.

Các con của bà Nam là những người không thích công việc này của bà nhất. Bà có hai cô con gái và cả hai đứa đều không muốn bà làm nghề này. “Hồi các con tôi c̣n bé trước khi tôi đi làm là chúng lại nhắc rằng: “Mẹ ơi mẹ nhớ về sớm không ma ám!”.

C̣n bây giờ nếu có đến gặp tôi th́ chúng cũng chỉ dám đứng ngoài cửa chứ không vào bên trong này”. Người phụ nữ lao công này bảo rằng nếu bà kể về những lần “gặp ma” của bà khi làm việc ở đây th́ có lẽ không ai dám đến chứ đừng nói là làm công việc này.

“Tôi thường phải dọn dẹp sau khi các sinh viên kết thúc giờ thực hành, đó là thời điểm chỉ có một ḿnh tôi. Có lần tôi nghe có tiếng người bảo ở lại chơi cho vui. Lần khác đă đóng hết các cửa sổ rồi nhưng khi gần về th́ các cửa lại mở bung ra”.

Bà bảo: “Có thể đó chỉ là tṛ đùa của một sinh viên nào đó. Hay thậm chí là một cơn gió cũng có thể làm cho cửa mở. Ở đây vắng vẻ lại ít đồ đạc nên chỉ một tiếng nói cũng vang rất xa nên nhiều người sợ và tin rằng ngôi nhà này có ma thôi”.

Ế vợ v́ “âm khí” quá nặng

Gia nhập Viện giải phẫu sau bà Nam 10 năm nhưng ông Nguyễn Văn Lâm lại đảm nhận một công việc cần nhiều đến sức lực hơn: Khuân vác xác chết.

Nhiệm vụ của người đàn ông này là đi nhận các xác vô thừa nhận, xác hiến cho y học về tẩm hoá chất, ngâm trong bể phục vụ nghiên cứu, và thực hành giải phẫu.

Trong các giờ thực hành của sinh viên y khoa, ông vớt xác từ bể lên, để trên bàn giải phẫu cho ráo nước rồi sau khi cái xác được giải phẫu ông lại “gói ghém” tất cả cất đi.


Giờ thực hành giải phẫu của sinh viên Y khoa trên xác người

Ông Lâm bảo rằng: “Đúng là công việc của tôi là độc nhất vô nhị. Nhiều người nói tôi dị nên họ xa lánh và sợ tôi như… sợ ma”. Cũng như bà Phương Nam, ông Lâm đến với công việc này t́nh cờ rồi gắn bó luôn với nó.

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, ông Lâm ấp ủ ước mơ được theo học y khoa để trở thành thầy thuốc. Không có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn nhưng ông vẫn nuôi giấc mộng một ngày nào đó được công tác trong ngành y.

Khi có người giới thiệu với công việc trông coi tử thi, ông Lâm chưa định h́nh nổi nhưng cũng mau chóng gật đầu. Ông không biết rằng cái tặc lưỡi nhận lời ấy đă thay đổi cuộc đời ông, gắn chặt ông với một trong những công việc mà người ngoài nh́n vào ai cũng nổi da gà.

Lần đầu tiên “lượm xác” về cho Viện giải phẫu, ông Lâm được cử đi lấy một tử thi vô thừa nhận cùng cán bộ Viện. Chưa có kinh nghiệm, ông Lâm nhắm mắt nhắm mũi đưa được cái xác về nhưng đêm đầu tiên bước chân vào nghề cũng là đêm ông không thể chợp mắt.

Ông bảo: “Cứ nhắm mắt lại là tôi lại thấy cái xác. Thậm chí đó là một xác chết đă bốc mùi và cái mùi đó tôi cũng không thể quên được dù sau khi về nhà tôi đă tắm 4-5 lần”.

Thấm thoắt, ông Nguyễn Văn Lâm đă làm công việc này được 20 năm. Ông không nhớ nổi ḿnh đă đi nhận bao nhiêu cái xác cho Viện giải phẫu. “Có lẽ đến cả trăm tử thi rồi. C̣n công việc thường ngày của tôi vẫn là mỗi ngày vớt một xác ra để sinh viên thực hành phâu tích rồi lại cất xác đi”- ông nói.

Ông Lâm tự thấy công việc ḿnh đang làm cũng “b́nh thường như bao nghề khác” nhưng những người xung quanh ông th́ luôn coi ông là “kẻ lập dị”. Người ta c̣n gắn cho ông cái biệt danh Lâm “âm phủ”.

Dần dà ông Lâm bị mọi người xa lánh v́ ai cũng sợ gần ông th́ “âm khí” nặng lắm. Đàn ông sợ, đàn bà con gái cũng gặp ông là lảng tránh nên giờ đă ngoại tứ tuần nhưng người đàn ông này vẫn chưa có một mảnh t́nh vắt vai.

H́nh như v́ giờ sống và làm bạn với người chết nhiều hơn là người sống nên ông cũng có thái độ bất cần với “dương gian”. Ông nói: “Tôi không có nhu cầu tiếp xúc với ai hay mở rộng quan hệ. Họ nh́n thấy tôi là đă sợ rồi nhưng nói thật là giờ tôi nh́n nhiều người sống c̣n đáng sợ hơn người chết”.

Ông Lâm chưa bao giờ yêu và có lẽ ông cũng không có ư định lấy vợ. Ông tâm sự rằng: “Nếu lấy vợ chắc chắn tôi phải bỏ nghề nhưng tôi th́ lại không muốn điều đó”.

PGS-TS Nguyễn Văn Huy, trưởng bộ môn giải phẫu (Đại học Y Hà Nội) nói rằng: “Bộ môn sẽ rất khó khăn nếu vắng những người như bà Nam, anh Lâm. Họ thầm lặng nhưng có đóng góp rất ư nghĩa cho bộ môn. Nếu sau này họ nghỉ chúng tôi không biết sẽ t́m đâu ra người thay thế”.

T́nh người gửi lại… những xác chết

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, ngay trong Viện giải phẫu có pḥng khâm liệm và cầu siêu cho các xác chết được mang về đây. Hàng năm, bộ môn và trường Đại học Y đều tổ chức lễ cầu siêu và tri ân những người hiến xác cũng như gia đ́nh họ.

Vào những ngày lễ tết, ngày giỗ của những người hiến xác, gia đ́nh họ đều đến đây thắp hương. Đó là lúc, những người như bà Nguyễn Phương Nam, ông Nguyễn Văn Lâm được nghe về những câu chuyện thật đặc biệt về t́nh người, về những nghĩa cử cao đẹp khi đă chết đi vẫn hiến thân thể cho khoa học.

Ông Lâm bảo rằng, nếu không có những người hiến xác th́ không có dụng cụ trực quan cho sinh viên nghiên cứu, phẫu tích và như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến tay nghề của các bác sĩ tương lai. “V́ thế tôi nghĩ tất cả chúng ta phải cảm ơn những người đă khuất nhưng vẫn gửi cơ thể lại cho trần gian”.

Theo Hải Minh (Phụ nữ & Đời sống)
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1336811241_vien-giai-phau-200.jpg
Views:	8
Size:	13.1 KB
ID:	380612
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:27.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05506 seconds with 14 queries