Chính sách di trú Đức và những khó khăn (Kỳ 1) - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-06-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,191
Thanks: 11
Thanked 13,540 Times in 10,817 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Chính sách di trú Đức và những khó khăn (Kỳ 1)


LTS: Với một dân số ngày càng giảm và càng già, để có thể cung ứng đủ chuyên viên cho các hăng xưởng trong năm 2013, nước Đức cần phải thu hút được từ 400,000 đến 800,000 di dân có tay nghề cao. Thế nhưng trong ṿng 2 năm qua, số người di dân đến Đức ngày càng giảm (khoảng 95,000 người hàng năm).


Lo âu về viễn ảnh của t́nh trạng thiếu hụt nhân sự kéo dài và hậu quả tiêu cực của nó trên nền kinh tế hiện đang mạnh nhất Âu Châu của ḿnh, chính quyền Đức, trong trung tuần Tháng Tư, qua tổ chức phi chính phủ American Council on Germany, trụ sở ở New York, đă tài trợ một “German Study Tour” kéo dài năm ngày, và mời nhóm chuyên viên Hoa Kỳ thuộc nhiều giới đến Berlin, gặp gỡ và thảo luận với các viên chức cao cấp của Đức về thử thách của cả xă hội lẫn chính quyền Đức trong chính sách di dân, và những thay đổi cần phải có để thu hút thêm người nước ngoài đến đây sinh sống. Mục đích của chuyến đi là để trao đổi kinh nghiệm di dân của hai quốc gia.

Phóng viên Hà Giang của nhật báo Người Việt là một trong 15 người tham dự Study Tour, tường thuật về chuyến đi trong bài viết dưới đây.

Từ kỳ thị chủng tộc đến “quốc gia di dân”

Với dân số khoảng 80 triệu, trong đó 16 triệu người có gốc gác di dân (chính họ là di dân hay có cha mẹ là người di dân), tỉ số di dân ở Đức khá cao, gần 20%, chỉ thấp hơn Hoa Kỳ.


Các thành viên trong German Study Tour đang được đưa vào gặp ông Hans-Ulrich Klose tại trụ sở Quốc Hội Đức, Berlin. (H́nh: Hà Giang/Người Việt)

Thế nhưng rất khác với Hiệp Chủng Quốc, v́ rất nhiều lư do, măi cho đến rất gần đây, nước Đức mới bắt đầu xem ḿnh như một quốc gia di dân.

Tóm lược về sự thay đổi này, bà Gabriel Hauser, tổng giám đốc đặc trách Di Dân, thuộc Bộ Nội Vụ, phát biểu:

“Chúng tôi thực sự rất cần người trẻ, v́ thế cần có một quan điểm khác về người di dân. Nước Đức, cho đến cuối Tháng Mười Hai năm ngoái, mới cho ḿnh là một quốc gia di dân.”

Ông Ali Aslan, người dẫn chương tŕnh đài Deutsche Welle, sinh trưởng ở Đức, nhưng cha mẹ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức di dân từ thập niên 1960s, nhấn mạnh:

“Tương lai và định mệnh của nước Đức tùy thuộc vào cách giải quyết t́nh trạng kỳ thị chủng tộc, và làm sao để người di dân có thể hội nhập vào xă hội Đức.”

Ông Sarmad Hussain, người Đức gốc Parkistan, cố vấn về chính sách đối ngoại của nhiều thành viên trong Quốc Hội Đức cho rằng:

“Việc hội nhập của người Hồi Giáo đóng vai tṛ then chốt, và muốn có kết quả, cần phải hội thảo giữa các cấp chính quyền với đại diện cộng đồng người Muslim.”

Trong khi đó, ông Hans-Ulrich Klose, thuộc đảng Dân Chủ Xă Hội Đức (SDP), một thành viên của Quốc Hội, đồng ư rằng “Đức cần phải tạo ra một thực tế mới về di dân và người di dân”, nhưng tỏ ra bi quan:

“Phải cả 30 năm nữa Đức mới có thể có một chính sách di dân giống Hoa Kỳ, với điều kiện những thay đổi chính sách được thực hiện đúng hướng.”

Những khó khăn của chuyển hướng

Nhu cầu trẻ trung hóa dân số cộng với nhu cầu cung cấp hàng trăm ngàn công nhân và chuyên viên có tay nghề cao khiến chính phủ Đức buộc ḷng phải thay đổi chính sách di dân, để vừa thu hút được người nước ngoài đến đây định cư, vừa giữ được những người Đức trẻ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, giờ đă tốt nghiệp đại học ở lại nước Đức.

Thế nhưng, từ một quốc gia có truyền thống lâu đời là “kỳ thị chủng tộc”, xem tất những ai không có 100% gịng máu Đức là người nước ngoài, muốn thay đổi hẳn quan niệm, muốn biến thành một nước di dân, nước Đức phải đối diện với rất nhiều khó khăn.

Một trong những khó khăn đó, theo ông Ali Aslan, người dẫn chương tŕnh đài Deutsche Welle, sinh trưởng ở Đức, nhưng cha mẹ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức di dân từ thập niên 1960s, là do thái độ “loại trừ” người nước ngoài của dân Đức với người nước ngoài, nhất là người Hồi Giáo.

Ông nói:

“T́nh trạng (kỳ thị) quá tệ đến nỗi hơn 25% giới trẻ người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ không muốn trở thành công dân Đức, họ t́m cách đi xin việc ở những nước khác, v́ không muốn sống ở đây.”

Vết thương tạo ra do thành kiến lâu đời giữa người bản xứ và di dân Hồi Giáo là một vấn nạn mà gốc rễ đă mọc sâu trong xă hội Đức, mà người tham dự hội thảo có cảm tưởng ḿnh có thể chạm tay vào được.

Trong các buổi hội thảo kéo dài suốt tuần lễ, sự kiện cuốn sách “German Abolishes Itself” xuất bản năm 2010 được trở thành “Best Seller” với số bán hơn 4 triệu cuốn liên tục được nhắc đến như một chứng cớ là sự kỳ thị này vẫn c̣n rất rơ nét.

“Làm sao có thể bảo người Muslim hội nhập khi người Đức coi họ như những kẻ ngu si!” Ông Aslan than.

Trong cuốn “German Abolishes Itself” tác giả Thilo Sarrazin cảnh báo là nước Đức ngày nào đó sẽ biến mất, và dẫn chứng rằng nước Đức “ngày càng nhỏ đi v́ dân số ngày càng ít, càng già”, trong khi đó, người di dân, đa số là Thổ Nhĩ Kỳ và Arab, một giống dân “kém thông minh”, ngày càng sinh đẻ nhiều, không chịu tiến thân, và không chịu hội nhập vào xă hội Đức.

Bằng giọng nói và cách tŕnh bày đầy cảm xúc, đa số những khách (không phải là người Đức) được mời đến thuyết tŕnh trong các buổi hội thảo đều tâm sự là họ sinh ra và lớn lên ở Đức, nói tiếng Đức lưu loát, đă tốt nghiệp đại học Đức, đều vẫn cảm thấy ḿnh bị kỳ thị.

Lư do tại sao với một số người di dân đông đảo đến 16 triệu, mà dân Đức đa số vẫn không chấp nhận người ngoại quốc, ông John Kornblum, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Đức tŕnh bày là sau Thế Chiến Thứ II, Đức có một thỏa thuận với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để đưa người lao động người Thổ (đa số theo đạo Hồi Giáo) vào Đức làm việc.

“Lúc đó, ai cũng nghĩ rằng hết thời gian làm việc th́ những người Thổ này sẽ về nước, v́ thế truyền thống của dân Đức là xem họ là những người chỉ tạm trú, luôn luôn ‘loại trừ’ họ, và không bao giờ nghĩ là họ sẽ định cư luôn ở đây!”


Các thành viên trong German Study Tour trong một buổi hội thảo về chính sách di dân tại trụ sở Quốc Hội Đức, Berlin. (H́nh: Hà Giang/Người Việt)

Bà Consanze Stelzenmuller, thuộc tổ chức nghiên cứu “German Marshall Fund of the United States” phát biểu:

“Chính phủ Đức từ một thập niên qua đă thấy rất rơ là họ cần người di dân, nhưng giữa điều chính quyền muốn và tâm lư của người dân Đức là một khoảng cách rất xa!”

Nhấn mạnh sự khác biệt giữa cái nh́n của chính quyền và tâm lư quần chúng, bà nêu lên một thống kê tiêu biểu:

“Gần 58% người dân Đức cho rằng quyền tự do tôn giáo của người Hồi Giáo ở nước Đức cần phải bị giới hạn một cách đáng kể.”

Sự “ghẻ lạnh” và cảm giác bị phân biệt đối xử, khiến giới trẻ người Đức gốc Thổ, giờ đây đă tốt nghiệp đại học, hay có tay nghề vững chắc, đang trở về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có nền kinh tế đang phát triển mạnh, hiện đang giang rộng đôi tay đón họ.

Một khó khăn khác trong việc thay đổi chính sách di dân đến từ quan điểm khác nhau của chính những viên chức chính phủ Đức, cùng có trách nhiệm đẩy mạnh sự hội nhập của cộng đồng người Hồi Giáo vào nước Đức. Chẳng hạn, trong khi Tiến Sĩ Gunilla Finke, tổng giám đốc chương tŕnh Hội Nhập Di Trú đưa ra h́nh ảnh một quốc gia di dân Đức, th́ một viên chức khác làm việc tại Bộ Nội Vụ nói rằng “Thật ra chúng ta cũng chưa quyết định là một quốc gia di dân.”

Kỳ 2: Những phương án thực hiện chính sách di dân mới của Đức
Hà Giang/Người Việt
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	148322-GermanStudyTour%201.400.JPG
Views:	9
Size:	103.3 KB
ID:	378797
Old 05-06-2012   #2
canhdieubay
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
canhdieubay's Avatar
 
Join Date: Dec 2011
Posts: 12,976
Thanks: 989
Thanked 2,165 Times in 1,515 Posts
Mentioned: 31 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1873 Post(s)
Rep Power: 27
canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7
canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7
Default

cai thang viet bai nay tam bay , khong hieu gi nuoc duc het
canhdieubay_is_offline  
Old 05-06-2012   #3
andy82
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: May 2009
Posts: 1,266
Thanks: 976
Thanked 508 Times in 228 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 141 Post(s)
Rep Power: 17
andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3
Germany Flag Resize

Quote:
Originally Posted by canhdieubay View Post
cai thang viet bai nay tam bay , khong hieu gi nuoc duc het
Hiểu đó, nhưng là theo cái biện luận của dân đạo Hồi
andy82_is_offline  
Old 05-08-2012   #4
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,191
Thanks: 11
Thanked 13,540 Times in 10,817 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Chính sách di trú Đức (2)

“Phật tử cúng dường bằng tiền bạc là quư, nhưng không quư bằng cúng dường xương máu,” Thượng Tọa Thích Thông Lai nói, trong lúc đứng dưới chân Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, trước hơn 400 nhà sư vừa tham gia khất thực trên đại lộ Bolsa.

Thượng Tọa Thích Thông Lai là viện chủ hệ thống chùa Tầm Nguyên I, II và III, ở Seattle (Washington), Conroe (Texas) và Indio (California).



Hơn 400 nhà sư thuộc chùa Tầm Nguyên khất thực trên đại lộ Bolsa, Westminster, hôm Chủ Nhật, nhân dịp Phật Đản 2556. (H́nh: D


Thượng tọa nói tiếp: “Hôm nay, sau khi khất thực, chúng ta có mặt tại đây để tưởng niệm và tri ân các chiến sĩ QLVNCH và gần 60,000 binh sĩ Mỹ đă hy sinh để chúng ta sống trong tự do, để cho chúng ta an lành tu học, từ năm 1954 đến 1975, tại miền Nam Việt Nam.”

“Tôi là một Phật tử miền Nam, luôn nhớ câu 'Uống nước nhớ nguồn,'” thượng tọa nói tiếp. “Tôi uống nước sông Đồng Nai, sông Cửu Long, th́ tôi phải nhớ ơn các chiến sĩ VNCH, là những thí chủ anh hùng. Quư vị có đồng ư với tôi không?”

Mọi người cùng vỗ tay đồng t́nh.

Rồi thượng tọa nói tiếp: “Ngoài ra, trong 37 năm qua, chúng ta không thể quên những thương phế binh VNCH, những người tù cải tạo, những phụ nữ bỏ ḿnh trên biển, trong lúc đi t́m tự do. Và chúng ta cũng không quên người dân Việt Nam đang sống trong một nhà tù, mà Nguyễn Tấn Dũng là cai tù và đảng Cộng Sản Việt Nam là chủ nhà tù. Quư vị có đồng ư với tôi không?”

Mọi người lại vỗ tay đồng ư.

“Và chúng ta cũng đừng quên những nhà tranh đấu như Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lư và nhạc sĩ Việt Khang. Ngoài ra, Việt Nam đang ngày càng rơi vào tay Trung Quốc,” Thượng Tọa Thích Thông Lai nói thêm.


Các nhà sư tập trung trong pḥng sinh hoạt nhật báo Người Việt trước khi đi khất thực. (H́nh: Dân Huỳnh/Người Việt)

Sau nghi thức chào quốc kỳ VNCH, Hoa Kỳ và Phật Giáo Kỳ, Thượng Tọa Thích Thông Lai gơ dàn địa chung và cùng mọi người đọc “A Di Đà Phật” nhiều lần để cầu siêu cho những người đă khuất. Kế đến, mọi người cùng nhau hát hai ca khúc của nhạc sĩ Việt Khang, “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu?”

Trước đó, tại pḥng sinh hoạt nhật báo Người Việt, các nhà sư đến bằng năm chiếc xe bus, cầu nguyện, và đi từ đường Moran ra đại lộ Bolsa, hướng về đường Magnolia, rồi quay trở lại bên kia đại lộ Bolsa, quay lại đường Moran và trở về nơi xuất phát, tiếp tục cầu nguyện, trước khi lên xe bus ra Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ.

Tất cả nhà sư khất thực đều mặc áo cà sa, trên cổ có khoác một khăn màu vàng thả xuống hai bên, được cột bằng một cái nơ màu đỏ. Hai bên khăn là hai hàng chữ “Nam Mô A Di Đà Phật,” cuối mỗi hàng chữ là một hoa sen màu hồng. Giữa khăn, phía sau cổ, là chữ “Chùa Tầm Nguyên”.

Quang cảnh buổi khất thực rất nhộn nhịp. Hàng trăm đồng hương đổ ra để cúng dường, nào bánh trái, tiền, phong b́, sữa hộp, nước uống... Tiệm Hương Hương Food To Go c̣n để 400 phần ăn trên một cái bàn, ngay góc Bolsa và Moran, chờ đoàn khất thực.


Thượng Tọa Thích Thông Lai (giữa) dẫn đầu đoàn khất thực. (H́nh: Dân Huỳnh/Người Việt)

Bà Nguyễn Thị Sâm, cư dân Seattle (Washington), nhân dịp du lịch đến Little Saigon, cũng đến để ủng hộ đoàn khất thực.

Bà nói: “Tôi nghe nói thầy mở tăng đoàn. Thầy là người có đức, có hạnh, là người đức độ với chúng sanh. V́ thế, tôi đến để ủng hộ thầy.”

Cô Thanh Nguyễn, cư dân Westminster, cầm một xấp phong b́ màu trắng, đợi từng nhà sư đến, mở nắp hộp ra, và bỏ phong b́ vào.

“Đây là cơ hội duy nhất của tôi trong năm nay cúng cho các thầy,” cô nói. “Lâu lâu mới có một lần.”

Anh Bảo Nguyễn, hiện sống ở Anaheim, cầm một xấp tiền $1, dẫn một đứa con đi cúng dường, nói: “Tôi chỉ muốn cúng dường, theo truyền thống Phật Giáo.”


Xem video clip

Một phụ nữ, không muốn nêu tên, làm việc gần tiệm Hương Hương Food To Go, cầm trên tay một xấp phong b́ đỏ, chừng hơn 60 cái, đứng đợi đoàn khất thực đến, nói: “Cách đây vài năm, tôi có thấy một số thầy khất thực trên đường Bolsa, nhưng chạy ra không kịp. Năm nay, nghe nói các thầy khất thực, tôi chuẩn bị trước.”

Khi đoàn khất thực bắt đầu rảo bước, có vài người cầm bảng và cầm loa chống đối. Một tấm bảng viết rằng “'Về Nguồn' tiếm danh GHPGVNTNHK làm công cụ cho VC”. Một bảng khác ghi “Tầm Nguyên 1, 2, 3 biểu diễn lực lượng”.

Trong lúc người biểu t́nh đả đảo, các Phật tử và nhà sư vẫn b́nh tâm, tụ lại ngày càng đông, và chỉ đọc “A Di Đà Phật,” từ cuối đường Moran ra tới đại lộ Bolsa, có lúc át luôn cả tiếng của phía chống đối.

Ông Ngọc Nguyễn, một trong những người chống đoàn khất thực, nói: “Chúng tôi chống những người tu giả tạo, đội lốt nhà tu phản bội GHPGVNTN. Chúng tôi không chống người tu chân thật.”

Cô Bùi Trinh, đang sống ở Westminster, không đồng ư.

Cô nói: “Thầy được biết bao nhiêu người ủng hộ, trong khi chỉ có vài người chống. Họ có quyền chống, nhưng làm như vậy không đúng, v́ người ta tu hành đàng hoàng. Làm như vậy là phá đạo.”


Phật tử cúng dường các nhà sư khất thực. (H́nh: Dân Huỳnh/Người Việt)

Bà Trần Thị Minh Đức, nói là “cư dân của Bolsa,” đến gần ông Ngọc và lớn tiếng: “Dọn dẹp tụi Cộng Sản này đi, cứ giả đ̣ chửi các nhà tu. Trần gian là nơi tạm trú, ai cũng phải chết. Con của ông cũng có đứa đi tu, đứa đi ăn cướp. Ông cũng có lúc này lúc khác. Nếu không đúng, đă có Cha Trời dẹp, không phải ông.”

Cô Holly Trần, cư dân Huntington Beach, cũng bất b́nh với người biểu t́nh. Cô nói: “Người ta mặc áo cà sa, phải im lặng để người ta đi. Người ta đi tu, không c̣n ǵ trong cuộc đời. Phải tôn trọng chiếc áo cà sa, sai đúng người ta biết, ḿnh phải giữ trang nghiêm.”

“Tôi rất xúc động khi thấy các nhà sư khất thực,” cô nói thêm.

Những người ủng hộ và chống đoàn khất thực có lúc lớn tiếng với nhau, làm ban tổ chức phải đến can ngăn và nói: “Xin mọi người hăy b́nh tĩnh.”

Ông David Schwartz, một người Mỹ sống ở Costa Mesa, cho rằng “sự kiện tôn giáo này rất hay” và “chống đối là chuyện b́nh thường”.

Ông chia sẻ: “Tôi thấy sự kiện này thật tuyệt vời. Tại Mỹ, mọi người có quyền tự do hành đạo, ăn mừng ngày sinh của Đức Phật, mà không bị đàn áp. Đối với người chống đối, chúng ta phải tôn trọng quan điểm của họ. Nếu chúng ta bịt miệng họ, người khác sẽ bịt miệng chúng ta.”


Đoàn khất thực làm lễ cầu siêu tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster. (H́nh: Dân Huỳnh/Người Việt)

Tuy nhiên, anh Phil Trần, một cư dân của Irvine, cho rằng, qua sự kiện này, “cộng đồng chưa đoàn kết”.

“Ai cũng thấy sự chia rẽ trong cộng đồng, nó quá hiển nhiên,” anh nhận xét. “Tôi không theo dơi sinh hoạt trong cộng đồng, thành ra, sẽ là không công bằng để nói ai đúng, ai sai.”

Về cuộc khất thực năm nay, khi trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt hồi Tháng Tư, Thượng Tọa Thích Thông Lai giải thích: “Lư do chúng tôi khất thực là muốn làm sống lại tinh thần Đức Phật. Ngày xưa, Đức Phật không ở trong chùa, mà đi khất thực sống qua ngày. Chúng tôi tổ chức khất thực bao gồm nhiều người tu hành là trí thức, trong ngày đó, họ bỏ quần áo đời thường, mặc vào chiếc áo cà sa. Họ b́nh đẳng với tất cả mọi người, giống như đi chung với hành khất, để thương họ nhiều hơn, theo lời Đức Phật dạy.”

Nguồn: Nguoiviet
vuitoichat_is_offline  
Old 05-08-2012   #5
andy82
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: May 2009
Posts: 1,266
Thanks: 976
Thanked 508 Times in 228 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 141 Post(s)
Rep Power: 17
andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3
Default

Cái phần 2 này h́nh như lộn bài rồi bác Vui ơi, chuyện ở Mỹ lại chạy qua Đức, he he
andy82_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:15.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11704 seconds with 14 queries