Với việc ông Francois Hollande đắc cử tổng thống Pháp, điện Elysee sẽ chào đón một bà chủ mới, nhà báo Valerie Trierweiler, người có thể trở thành đệ nhất phu nhân chưa cưới đầu tiên của nước Pháp.
Nếu báo chí Pháp và thế giới đặc biệt quan tâm tới Carla Bruni, cựu siêu mẫu và là người mà Tổng thống sắp măn nhiệm Nicolas Sarkozy đă kết hôn trong khi tại nhiệm, th́ bà Trierweiler cũng sẽ bị “săm soi” không kém.
Bà Valerie Trierweiler xinh đẹp chẳng kém ǵ cựu siêu mẫu Carla Bruni.
Người bạn đời của ông Hollande không phải là Carla Bruni nhưng bà Trierweiler có khả năng cũng làm nóng các mặt báo như người tiền nhiệm - v́ những lư do khác.
Bà Trierweiler không xa lạ ǵ với thế giới chính trị v́ từng là nhà báo chính trị của tạp chí
Paris Match (Pháp) trong hơn 2 thập niên. Kể từ khi công khai quan hệ với ông Hollande, bà đă chuyến sang viết về nghệ thuật để tránh xung đột lợi ích.
Tiếp quản vị trí từ một cựu siêu mẫu không phải là một vấn đề với bà Trierweiler, người cũng rất xinh đẹp, nhưng sẽ khiến các chuyến thăm chính thức nước ngoài của bà trên cương vị đệ nhất phu nhân chưa cưới đầu tiên của nước Pháp rơi vào thế khó.
Đă xuất hiện những đồn đoán về việc liệu bà Trierweiler có kết hôn với ông Hollande hay không trước khi vào điện Elysee ngày 15/5 tới.
Nếu không cưới, một số quốc gia chủ nhà có thể đối mặt với sự lúng túng về nghi thức ngoại giao khi đón một nguyên thủ quốc gia chưa kết hôn tới thăm cùng một phụ nữ không phải là vợ chính thức.
Ông Hollande và bà Trierweiler có quan hệ t́nh cảm từ năm 2006 tới nay.
Bà Trierweiler, 47 tuổi, mẹ của ba đứa con tuổi “teen”, gần đây đă bác bỏ những lo ngại trên. “Thẳng thắn mà nói đó thực sự không phải là vấn đề khiến tôi lo lắng”, bà nói.
“Chúng không muốn có cảm giác bắt buộc phải kết hôn. Nếu chúng tôi quyết định làm vậy, các bạn sẽ biết sau đó”, bà Trierweiler cho biết thêm.
Ngoài Vatican, các quốc gia bảo thủ có thể xem t́nh trạng chưa kết hôn của ông Hollande là một thế khó ngoại giao bao gồm các cuốc gia Ả-rập, nơi các truyền thống Hồi giáo được áp dụng, và trong các xă hội bảo thủ như Ấn Độ.
Khi Tổng thống Nicolas Sarkozy lần đầu tiên tới thăm vùng Vịnh tháng 1/2008, ông đă đến mà không có cựu siêu mẫu Carla Bruni, người mà ông hẹn ḥ khi đó nhưng chưa kết hôn.
Đạo Hồi cấm sự chung sống như vợ chồng ngoài hôn nhân và các vương quốc Hồi giáo bảo thủ như Ả-rập Xê-út có thể không ủng hộ việc một lănh đạo nước ngoài tới thăm cùng người bạn đời chưa kết hôn.
Ấn Độ cũng là một quốc gia nơi ông Sarkozy từng gây ra một cuộc tranh căi ngoại giao hồi năm 2008.
Các quan chức Ấn Độ đă tranh luận về việc Carla sẽ được tiếp đón như thế nào trong chuyến thăm cấp nhà nước của chồng, diễn ra trước đám cưới của họ và vốn bao gồm một chuyến viếng thăm tới đền Taj Mahal, được mệnh danh là “cung điện của t́nh yêu”.
Báo chí tại Ấn Độ - nơi hôn nhân và gia đ́nh được xem là những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời một con người - khi đó đă bàn tán sôi nổi về việc liệu cặp đôi có ở chung pḥng khách sạn và liệu Carla có xuất hiện trong tiệc chiêu đăi chính thức hay không.
Do những tranh căi, cuối cùng, Carla quyết định không tháp tùng ông Sarkozy tới Ấn Độ khi đó, nhưng cặp đôi đă trở lại sau đám cưới để thăm Taj Mahal.
Địa vị của bà Trierweiler cũng có thể gây ra những vấn đề tương tự.
“Về mặt chính thức, chúng tôi chỉ đáp ứng các nghi thức ngoại giao đối với vợ hoặc chồng của một nguyên thủ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin nói. “Nhưng chúng tôi không biết cụ thể t́nh huống này và chúng tôi thực sự không thể trả lời được”.
Tư tưởng đổi mới
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Ngoại giao Pháp cho rằng hầu hết các quốc gia mà một tổng thống Pháp tới thăm đều sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của ông và rằng trong thế kỷ 21, việc chưa kết hôn không phải là một vấn đề lớn.
“Nếu chúng tôi nói với họ rằng hăy đối xử với người này như vợ tổng thống, họ sẽ làm vậy”, quan chức Pháp dự đoán.
Ông Hollande và người bạn đời trước, bà Segolene Royal, từng có 4 mặt con và chung sống suốt 30 năm nhưng chưa từng kết hôn.
Tại Đức, người láng giềng của Pháp, Tổng thống Joachim Gauck đă kết hôn nhưng ly thân đă gây tranh căi gần đây khi quyết định chuyển tới dinh thự chính thức tại Berlin cùng người bạn gái.
Tại Pháp, các mối quan hệ cá nhân của ông Hollande được đề cập thoáng qua trên báo chí hoặc trong các cuộc thảo luận riêng tư, nhưng không gây ra tranh luận công khai.
Pháp cũng không có vai tṛ chính thức cho phu nhân tổng thống. Nước này có truyền thống tách bạch việc công của các chính trị gia với đời tư, v́ thế đệ nhất phu nhân ít bị chú ư hơn các quốc gia như Mỹ và Anh.
Người bạn đời cũ của ông Hollande là bà Segolene Royal, mẹ của 4 đứa con ông và là ứng viên tổng thống đảng Xă hội bị ông Sarkozy đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2007.
Các nguồn tin cho biết ông Hollande và bà Royal trên thực tế đă chia tay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2007. Bà Trierweiler đă trở thành bạn gái của ông Hollande khi đó, nhưng ông và bà Royal giấu kín chuyện này.
Ông Hollande và bà Royal chưa từng kết hôn trong 30 năm sống bên nhau, được cho là v́ họ xem chuyện kết hôn là quá nghi thức.
Khi được hỏi gần đây rằng liệu ông có phải đối kết hôn, Hollande đáp: “Không. Tôi không loại trừ điều ǵ. Nhưng đó là một vấn đề chỉ liên quan tới tôi và Trierweiler”.