Lâm tặc dựng cả chục lán trại, ngang nhiên phá rừng, ngang nhiên chuyển gỗ trên ḷng hồ giữa ban ngày… Tất cả những việc này trở nên “tàng h́nh” trước mắt Ban quản lư rừng pḥng hộ...
Đại thủy nông Ayun Hạ (thuộc 2 huyện Phú Thiện và Chư Sê, Gia Lai ) được bao bọc bởi hệ thống rừng pḥng hộ. Rừng được coi là sự sống c̣n của công tŕnh này. Song đối với lâm tặc, điều này dường như chẳng cóư nghĩa ǵ. Việc phá rừng ở đây gần như công khai…
“Ông chủ đă mua đứt”
Được sự giúp đỡ của một số người bạn, chúng tôi quyết định thâm nhập vào “hang ổ” của lâm tặc ở hướng đông nam.
3 người đàn ông, trong đó 2 người quê ở Hoài Ân (B́nh Định) cho biết đă vào lập nghiệp ở ngă 3 La Tăng, xă Ia AKe từ nhiều năm nay. Cả 3 người đều làm thuê cho một chủ xưởng gỗ ở thị trấn Phú Thiện. Thường có khoảng 7 - 10 người được thuê làm và dựng lán trại ngủ luôn trong rừng.
Lâm tặc đang vận chuyển gỗ từ rừng pḥng hộ ra băi tập kết.
Công việc của họ được phân công rất cụ thể từ xẻ gỗ đến kéo gỗ từ núi cao xuống mép hồ. Lâm tặc chỉ đốn hạ cà chít, căm xe, và gỗ trai. Gỗ có đường kính lớn th́ xẻ theo quy cách c̣n loại đường kính từ 15-20cm được róc vỏ rồi vận chuyển về làm trụ tiêu.
Công kéo gỗ 30.000 đồng/trụ; róc vỏ là 5.000 đồng/trụ. Cứ đủ 180 - 200 trụ th́ sẽ có ghe vào vận chuyển đi ngay. Cứ mỗi trụ tiêu vận chuyển về đến đèo Chư Sê sẽ được bán với giá từ 230.000-250.000 đồng. “Các anh không sợ bị bắt à?” - “Ông chủ đă mua đứt, có bảo kê hết rồi mới làm được chứ!”.
Theo tiếng cưa máy, chúng tôi đến một chiếc lán được dựng làm nơi ăn ở. Có một nhóm 5 người đang hạ đổ những cây gỗ có đường kính từ 25-30cm rồi dùng dây xích để tời. Việc phá rừng cứ công nhiên như chốn không người. Có thông tin nói nhóm này phục vụ cho một người tên H, thường trú tại xă HBông (huyện Chư Sê)…
Ngay buổi chiều, chúng tôi đến khu vực gần cuối hồ Ayun Hạ. Đây là khu vực ḷng hồ làng Hek, xă Ayun, huyện Chư Sê. Bí mật quan sát, chúng tôi thấy một chiếc cần cẩu nhỏ đang chuyển gỗ xuống xuồng. Dù rất muốn tiếp cận nhưng người dẫn đường khuyên không nên v́ đây là địa bàn hoạt động của một lâm tặc khét tiếng có tên là H ở làng Da Lâm, xă Ayun, huyện Chư Sê. H chiếm đoạt địa bàn này sau khi đă thanh trừng một đối thủ khác.
Phá rừng công khai
Tiếp xúc với anh T.V.T - một ngư dân ở xă Phù Cát (B́nh Định) lên đảo Cô Đơn (theo cách gọi của dân chài) thuộc ḷng hồ Ayun Hạ làm nghề chài cá đă 4 năm nay, chúng tôi mới biết: Có ngày họ chở 4-5 ghe, mỗi ghe 150-180 trụ trồng tiêu. Họ ngang nhiên đi ban ngày.
“Ghe của họ lắp máy mạnh chạy bạt mạng. Thời điểm họ cưa gỗ nhiều nhất từ 3 giờ 30 chiều – 7 giờ 30 tối, ngang nhiên lắm” - anh T b́nh thản nói.
Việc phá rừng khu vực ḷng hồ Ayun Hạ nhiều nhất thuộc địa phận xă Chư A Thai. Ghe chở gỗ khai thác đi 3 đường chính: Vận chuyển xuống mép hồ rồi theo con đường Đồn 1 hoặc Đồn 2 thuộc xă Chư A Thai. Đường này vận chuyển ra ngă 3 La Tăng gần cầu Ia Ke (xă Ia Ake). Một đường vận chuyển cũng bằng ghe, qua trại ḅ thuộc khu vực xă HBông (huyện Chư Sê). Một đường vận chuyển qua xă Ayun rồi đưa thẳng qua hướng xă Dun…
Lâm tặc dựng cả chục lán trại, ngang nhiên phá rừng, ngang nhiên chuyển gỗ trên ḷng hồ giữa ban ngày… Chẳng lẽ tất cả những việc này trở nên “tàng h́nh” trước mắt Ban quản lư rừng pḥng hộ Chư A Thai và Hạt Kiểm lâm Phú Thiện (?)
Trên những ngả đường này, người ta thường xuyên bắt gặp những chiếc xe chở gỗ giữa ban ngày. Khi được hỏi về t́nh trạng lâm tặc ngang nhiên khai thác gỗ rừng pḥng hộ, ông Trương Quốc Dụng - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Thiện nói rằng, có… nghe nói việc này, và Hạt cũng đă triển khai ngăn chặn. Nhưng sau đó ông Dụng lại một mực khẳng định việc phá rừng xảy ra thuộc lâm phần quản lư của Ban quản lư rừng Pḥng hộ Chư A Thai…
Điều đáng ngạc nhiên là theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Phú Thiện, từ đầu năm đến nay Hạt đă bắt 17 vụ vận chuyển trái phép, 2 vụ phá rừng (lấy đất làm rẫy và đào gỗ hóa thạch), 1 vụ chế biến. Tuyệt nhiên không có vụ khai thác rừng pḥng hộ nào (?) Lâm tặc dựng cả chục lán trại, ngang nhiên phá rừng, ngang nhiên chuyển gỗ trên ḷng hồ giữa ban ngày…
Chẳng lẽ tất cả những việc này trở nên “tàng h́nh” trước mắt Ban quản lư rừng pḥng hộ Chư A Thai và Hạt Kiểm lâm Phú Thiện (?)
Lê Văn Nhung - DânViệt