-
Để đẩy mạnh an ninh quốc pḥng, đối phó với mối đe doạ từ các quốc gia luôn thấy “nóng mắt” trước chương tŕnh hạt nhân của ḿnh, Iran đă không ngừng phát triển và củng cố sức mạnh quân sự đặc biệt là sức mạnh không quân.
Mới đây, Mỹ đă điều khoảng 80 máy bay chiến đấu trên các tàu sân bay và hơn 400 tên lửa hành tŕnh Tomahawk đến vịnh Ba Tư. Đây được coi là một động thái đe doạ đối với các chương tŕnh hạt nhân của Iran khi Mỹ đă từng tuyên bố tên lửa Tomahawk của họ đủ khả năng "thổi bay" cả Iran.
Hệ thống tên lửa S-300 do Iran tự chế.
Vậy sức mạnh pḥng không - không quân Iran mạnh đển đâu và liệu nó có đủ mạnh để đối phó với loại tên lửa tối tân này của Mỹ?
Dàn tên lửa “khủng”
Nói đến sức mạnh không quân của Iran th́ không thể không nhắc tới dàn tên lửa siêu tối tân của quốc gia Hồi giáo này.
Lực lượng Pḥng không Iran trực thuộc Quân chủng Không quân, được trang bị 2.500 tên lửa pḥng không, trong đó có: 10 dàn phóng tên lửa tầm xa SA-5 (S-200) do LX sản xuất, 150 dàn tên lửa tầm trung Improved Hawk và từ 2 đến 3 dàn S-300 mua từ các nước SNG.
Bên cạnh đó, lực lượng này c̣n được trang bị một số hệ thống TorM1 vừa nhận từ Nga và hệ thống siêu tên lửa tự tao S-300.
Các dàn tên lửa S-300 và TorM1 của Iran chủ yếu được triển khai để bảo vệ ḷ phản ứng hạt nhân Busher.
Tor M1là hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại được mua từ Nga. Nó có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu, tiêu diệt các mục tiêu là máy bay ném bom, trực thăng, tên lửa hành tŕnh, máy bay không người lái và các mục tiêu bay ở độ cao thấp đến trung b́nh.
Tor M1 có tích hợp hệ thống Rada tự động bám mục tiêu có tầm hoạt động 25km, khả năng phát hiện và nhận diện tối đa được 48 mục tiêu và bám sát 10 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống có thể bắn hạ đồng thời 2 mục tiêu trong phạm vi của nó.
Thời gian triển khai khoảng 3 phút, phát hiện mục tiêu và khởi động tên lửa trong 5-8 giây, xác suất bắn hạ được mục tiêu khoảng 60-90%.
C̣n hệ thống tên lửa pḥng không S-300 tự tạo của Iran là một hệ thống tên lửa tầm xa có những đặc điểm giống như hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Với những nỗ lực mua S-300 không thành do sự phản đối của Liên Hiệp Quốc và Mỹ, nên Tehran đă đầu tư và nghiên cứu tự tạo ra được S-300 cho riêng ḿnh với sự trợ giúp từ nước ngoài.
Hệ thống có khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp và tên lửa đạn đạo ở tầm xa lên tới 166,7 km và độ cao khoảng 27,4 km. Radar của nó có khả năng đồng thời theo dơi đến 100 mục tiêu. Thời gian triển khai S-300 là 5 phút.
Đây được coi là một trong những hệ thống tên lửa chống máy bay mạnh nhất của Iran hiện nay. Các chuyên gia quân đội Nga cho hay, hệ thống tên lửa S-300 của Iran được cải tiến, nâng cấp dựa trên hệ thống S-200 với những thông số kỹ thuật gần giống S-300 của Nga, khả năng pḥng thủ của hệ thống này vượt trội hơn so với hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.Đây là mối lo ngại lớn của không quân Mỹ và Israel khi tính đến việc không kích vào Iran.
Bên cạnh hệ thống tên lửa S-300 siêu hiện đại, Iran c̣n tự ḿnh sản xuất được tổ hợp tên lửa pḥng không Mersad hiện đại tầm thấp, có khả năng tiêu diệt cả máy bay hiện đại của đối phương hoạt động ở tầm thấp và trung.
Tổ hợp tên lửa Mersad của Iran có tính năng tương tự như loại vũ khí pḥng không tầm thấp hiện đang biên chế trong quân đội các nước phương Tây. Nó có thể hoạt động ngay cả trong môi trường có tác chiến điện tử, đồng thời nó có thể liên kết với các hệ thống rada khác trong hệ thống pḥng thủ chung cấp quốc gia.
Tầm bắn hiệu quả và các thông số thử nghiệm của hệ thống này hiện chưa được tiết lộ, nhưng phiên bản cũ của nó là tên lửa Hawk có tầm bắn hiệu quả 25 km. Phát triển và nâng cấp hệ thống tên lửa pḥng không hiện đại như Mersad giúp cho Tehran nâng cao đáng kể khả năng tự bảo vệ các cơ sở hạt nhân của ḿnh trước nguy cơ tấn công từ bên ngoài.
Phi đội chiến đấu cơ tối tân của Không quân Iran
Lực lượng Không quân Iran được tổ chức thành 5 phi đội máy bay tiêm kích, 9 phi đội máy bay cường kích, 1 phi đội máy bay trinh sát, 1 phi đội máy bay trinh sát biển, 6 phi đội máy bay vận tải và 21 tiểu đoàn tên lửa đất đối không.
Không quân Iran được trang bị 255 máy bay chiến đấu các loại, gồm: 153 máy bay tiêm kích (F-5, JF-7M, JF-10 và F-14, MiG-29),
102 máy bay cường kích (Su-24, Su-25, F-4), 11 máy bay trinh sát (RF-4, P-3), 65 máy bay vận tải, 119 máy bay huấn luyện (F-33, EMB-312, MiG-29U), 2.479 máy bay trực thăng (CH-47, MiM-23...).
Mới đây, Iran đă chế tạo thành công máy bay trực thăng Bell-205/206 theo thiết kế của Mỹ, nghiên cứu chế tạo máy bay trinh sát không người lái có tầm hoạt động xa, độ chính xác cao và thích ứng với mọi địa h́nh, thời tiết.
Loại trực thăng này được trang bị cho Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo và Không quân để tăng cường khả năng kiểm sóat biên giới.
Bên cạnh đó, Iran c̣n đang dự định đưa vào chế tạo hàng loạt máy bay chiến đấu Tazarv và Saegheh để thay thế cho số máy bay F-4/5/14 đă cũ và thiếu phụ tùng thay thế.
Ngoài ra, theo hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD kư với Nga, Iran dự định sẽ nâng cấp máy bay chiến đấu Su-24, MiG-29 và hệ thống tên lửa pḥng không.
Iran đang tăng cường xây dựng lực lượng không quân chiến lược tầm xa, có thể mang được các loại vũ khí có sức công phá lớn.
Mặt khác, Iran có kế hoạch thiết lập hệ thống cảnh báo máy bay bằng laze nhằm nâng cao khả năng pḥng thủ từ xa cho Không quân.
Việt Nguyễn - (Tổng hợp)
theo vnm