Nỗ lực giúp những thuyền nhân cuối cùng được định cư - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-03-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,103
Thanks: 11
Thanked 13,530 Times in 10,810 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Nỗ lực giúp những thuyền nhân cuối cùng được định cư

Năm 2002, Hoa Kỳ đồng ư nhận một ngh́n sáu trăm thuyền nhân Việt kẹt lại mười sáu năm bên Philippines, số c̣n lại được Canada và Na Uy nhận.


Người t́m tị nạn Việt Nam đă cố gắng tự tử để chống lại lệnh hồi hương, được cảnh sát kéo đi tại một trại tị nạn ở Philippines hôm 17/3/1995/AFP photo

C̣n lại ba gia đ́nh

Nỗ lực vận động vẫn tiếp tục đến lúc này với hy vọng những người tị nạn sau cùng ở Philippines, Thái Lan và Kampuchia được sang định cư tại Canada.
Ba thập niên sau ngày 30 tháng Tư 1975, rất nhiều thuyền nhân Việt, tấp vào các trại tị nạn của các quốc gia Đông Nam Á, lần lượt được Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy… nhận cho định cư.

Giữa thập niên 80, các trại tị nạn đóng cửa, những đợt người vượt biên đến Hongkong, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines trong thời gian này hoặc bị trả về hoặc trở thành người cư trú bất hợp pháp, không có hy vọng được quốc gia thứ ba nào nhận cho định cư nữa.

Năm 2002, nhờ sự vận động ráo riết và liên tục trước đó của cộng đồng người Việt ở Australia, Hoa Kỳ cùng với luật sư Trịnh Hội, Mỹ đồng ư nhận một ngh́n sáu trăm thuyền nhân Việt kẹt lại mười sáu năm bên Philippines. Những người c̣n lại trong số này lên đường đi Canada và Na Uy.

Cho đến lúc này Philippines c̣n ba gia đ́nh kẹt lại, Thái Lan có chín chục người Việt tị nạn lây lất ở đây hai mươi ba năm, Kampuchia có chừng bốn chục trong hoàn cảnh tương tự.

Đó là lư do nỗ lực vận động t́m nơi chốn định cư cho những người không may này vẫn tiếp diễn. Từ văn pḥng làm việc ở Manila, thủ đô Philippines, luật sư Trịnh Hội giải thích:

"Cho đến năm 2009 th́ hầu hết mọi người đă đi hết, hiện giờ ở Philippies chỉ c̣n lại ba gia đ́nh mà thôi. Đó là những người mà nếu ḿnh không tranh đấu th́ họ sẽ không được đi đâu hết."

Cho đến năm 2009 th́ hầu hết mọi người đă đi hết, hiện giờ ở Philippies chỉ c̣n lại ba gia đ́nh mà thôi. Đó là những người mà nếu ḿnh không tranh đấu th́ họ sẽ không được đi đâu hết.
LS Trịnh Hội

Lư do ba gia đ́nh này bị kẹt lại là v́ một gia đ́nh th́ hoàn toàn không biết tin tức và thời hạn nộp đơn mà chính phủ Canada đưa ra hồi đó. Gia đ́nh thứ hai không được coi là diện thuyền nhân vô tổ quốc v́ đến Philippines thời gian sau này, năm 2000. Gia đ́nh thứ ba bị Canada từ chối v́ người đàn ông trong nhà bị bệnh tâm thần:

"Ḿnh đă nộp đơn lên chính phủ Canada rồi, hồ sơ anh Phong bị bênh tâm thần th́ ḿnh vẫn mong Canada cứu xét lại. Đây là chuyện rất khó v́ mặc dù đă bớt nhiều nhưng anh vẫn chưa phải là một người b́nh thường. Về gia đ́nh mà không biết tin tức, bị mất deadline và không nộp đơn th́ vẫn phải tiếp tục tranh đấu. Đúng ra là tụi em đă nộp đơn một lần rồi mà bị từ chối th́ bây giờ đang kháng cáo."

Theo lời luật sư Trịnh Hội cho biết tiếp, văn pḥng của anh ở Manila đă nhận được thông báo từ chính phủ Canada, cho thời hạn mười tám tháng để hoàn tất và đệ nạp hồ sơ xin định cư của những người Việt sống bất hợp pháp ở Thái Lan, yêu cầu t́m người bảo trợ cho tất cả những người Việt trong diện này ở Thái Lan cũng như Kampuchia.

"Văn pḥng từ nào giờ vẫn có mặt ở đây, năm 2007 th́ bắt đầu chuyển hướng sang giúp những người bị kẹt bên Thái Lan và bên Kampuchia. Đây là những nhóm người cũng tựa như những người ở Philippines nhưng không ai tranh đấu cho họ.

C̣n lư do v́ sao em trở lại văn pḥng ở Philippines mặc dù đă qua Mỹ từ năm 2005. Như đă tŕnh bày là em có sự may mắn đă tranh đấu với chính phủ Canada và nay được Canada đồng ư cứu xét đơn của những thuyền nhân Việt Nam vô tổ quốc bị kẹt bên Thái Lan và Kampuchia từ những năm 87, 88, 89 và 90. Những người ở Kampuchia đă được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc công nhân tư cách tị nạn.

Những người ở Thái Lan th́ trước đây họ là thuyền nhân ở trong trại, v́ không muốn bị cưỡng bách hồi hương mà họ trốn ra khỏi trại, sống lây lất không có giấy tờ bên Thái Lan cho đến giờ, có nghĩa là hai mươi ba năm. Lư do giữ văn pḥng ở Manila là v́ từ nào giờ em đă ở Manila rồi, quen nhiều người, và may mắn hơn nữa là việc làm cũng trôi chảy. Hiện giờ tụi em phải giúp khoảng một trăm năm chục người ở Thái Lan và Kampuchia, nếu ở Úc hoặc ở Mỹ th́ đi về lại tốn rất nhiều tiền, nhất là trong thời gian bây giờ bắt đầu phải làm hồ sơ nộp cho chính phủ Canada."

Gây quỹ giúp người tị nạn

Những người tị nạn Việt Nam tại Philippines. AFP photo

Công việc này không chỉ tốn kém thời gian, công sức mà c̣n phải có chi phí để trang trải:

"Ngoài việc tranh đấu sao cho thành công th́ bây giờ em cùng với cộng đồng người Việt ở Canada, Liên Hội Người Việt Canada, các chùa và các Cha ở những tiểu bang như British Columbia, những thành phố như Calgary, Edmonton phải bắt đầu đi gây quĩ. Ở Úc ở Mỹ ở Na Uy cũng bắt đầu đi gây quĩ. Thí dụ mỗi hồ sơ th́ chính phủ Canada bắt người tị nạn phải trang trải mọi chi phí, tiền nộp đơn là 550 đô, tiền visa là 490 đô, tiền khám sức khỏe 100 đô,tiền máy bay khoảng một ngàn đô.

Mỗi người như vậy ḿnh tốn khoảng hai ngàn hai đến hai ngàn rưỡi đô. Thành thử dù làm thiện nguyện nhưng số tiền ḿnh phải nộp cho chính phủ Canada cũng khá nhiều. Nếu hai ngàn rưỡi một người th́ một trăm người lên thành hai trăm năm chục ngàn."

Chính v́ vậy trong thời gian tới luật sư Trịnh Hội cùng những người vận động ở hải ngoại, đặc biệt Liên Hội Người Việt Canada, đặt trọng tâm vào những buổi gây quĩ hầu có đủ tiền chuẩn bị và nộp hồ sơ cho người tị nạn. Luật sư Trịnh Hội nghĩ anh có nhiều lư do để hy vọng:

"Đối với em chuyện khó nhất là chuyện tranh đấu mà ḿnh đă đạt được th́ em nghĩ là cộng đồng ở mọi nơi cũng sẽ tiếp tục đóng góp, đặc biệt là những người Việt tị nạn ngày xưa ở bên Phi. Hiện giờ đă có chương tŕnh gây quĩ ở Mebourne, ở Sydney, ở California, ở Houston, ở Na Uy cũng như ở Vancouver.

Ngoại trừ ở Vancouver là chùa Hoa Nghiêm đứng ra tổ chức, tất cả những nơi c̣n lại đều do những người tị nạn ở Phi ngày xưa, tụi em giúp sang th́ bây giờ họ ngược lại tự động gây quĩ để giúp những thuyền nhân vô tổ quốc giống như họ.

Thành thử ngoài việc cộng đồng chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, hiện những người tị nạn ở Phi mà đi định cư trước đây th́ họ giúp trở lại những người tị nạn c̣n kẹt tại Thái Lan. Điều đó làm cho em cảm thấy hạnh phúc."

Mỗi người như vậy ḿnh tốn khoảng hai ngàn hai đến hai ngàn rưỡi đô. Thành thử dù làm thiện nguyện nhưng số tiền ḿnh phải nộp cho chính phủ Canada cũng khá nhiều.
LS Trịnh Hội

Được hỏi động lực nào khiến anh, lẽ ra phải hành nghề luật sư để kiếm tiền như bao người khác, lại dấn thân vào việc giúp đỡ những người tị nạn muộn màng như vậy, Trịnh Hội thổ lộ:

"Em làm việc này cũng mười mấy năm rồi. Nói theo nhà Phật đó là cái nghiệp, c̣n nói theo kiểu tích cực một chút th́ đó là cái duyên. Em may mắn quen biết những người tị nạn đầu tiên bên Hồng Kông, sau đó sang Phi. Họ trở thành những người thân của em, một phần của gia đ́nh em. Thành thử làm việc này em không cho nó là việc làm mà là một phần cuộc sống của em."

Lư do thứ hai khiến luật sư Trịnh Hội tiếp tục con đường vận động và t́m nơi chốn định cư cho những người bỏ nước ra đi những không gặp may mắn:

"Em c̣n nhớ cách đây năm năm, khi tranh đấu thành công cho nhóm người cuối cùng bên Phi, th́ em nhận được email của Cha Peter Namvong là cha đỡ đầu cho nhiều người tị nạn ở Thái Lan, viết cho em và nói rằng tại sao không bắt đầu vận động cho những người bên Thái Lan."

Khi đó, linh mục Peter Namvong đă nhắc nhở luật sư Trịnh Hội rằng hoàn cảnh của người Việt tị nạn ở Thái Lan không khác mấy với người Việt kẹt ở Phi, chỉ khác là họ bị đối xử có phần nghiệt ngă hơn:

"Do đó mà em đi tranh đấu thôi, không cần lư do nào khác nữa. Bây giờ hỏi em chuyện ǵ em không biết chứ hỏi chuyện tị nạn th́ em biết chút chút".

Xin được kết thúc bài này với niềm hy vọng, dù muộn c̣n hơn không, những người Việt tị nạn c̣n sót lại ở Philippines, Thái Lan và Kampuchia sớm được nhận cho định cư để làm lại cuộc sống an b́nh tại một quốc gia phương tây.


Thanh Trúc, phóng viên RFA
vuitoichat is_online_now  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	000_APW2000110946357-305.jpg
Views:	17
Size:	17.5 KB
ID:	378150
Old 05-04-2012   #2
ongco4
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Dec 2011
Posts: 586
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 14
ongco4 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Luật sư Trịnh Hội đă lên tiếng rồi , Việt kiều hải ngoại cố gắng giúp tay, hy vọng sẻ được thành công. thank you, Trịnh Hội ,và tất cả thiện nguyện.
ongco4_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:04.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07531 seconds with 14 queries