Triều Tiên 'tài thánh' cũng không giấu được vụ thử hạt nhân thứ 3
Với những công nghệ phát hiện địa chấn tiên tiến như hiện nay, Triều Tiên dù kín đáo đến mấy khi thử hạt nhân cũng không thể “bịt mắt” giới chuyên gia nước ngoài.
Thử hạt nhân là nhu cầu tất yếu?
Giới truyền thông quốc tế những ngày gần đây liên tục đưa ra những đồn đoán khác nhau về thời gian Triều Tiên thử hạt nhân lần 3.
Nhật báo
JoongAng của Hàn Quốc dẫn nhận định của Chính phủ Mỹ cho hay, Triều Tiên có thể thử hạt nhân ngay trong tuần này.
Thậm chí, theo nguồn tin này, Washington và Seoul cùng có chung quan điểm rằng, B́nh Nhưỡng sẽ sử dụng uranium làm giàu cấp độ cao trong lần thử nghiệm này, chứ không phải dùng plutonium giống như hai vụ thử trước hồi năm 2006 và 2009.
Tuy nhiên, nguồn tin giấu tên không giải thích về cơ sở dẫn tới các nhận định nêu trên.
Triều Tiên có nhiều lư do để thử hạt nhân.
Trong khi đó, tờ
Korea Herald lại trích lời ông Jonathan Pollack, một học giả nổi tiếng người Mỹ đang làm việc cho Viện nghiên cứu Brookings lừng danh khẳng định, B́nh Nhưỡng sẽ không thử nhân trong tương lai gần.
“Họ sẽ thử hạt nhân vào một thời điểm nào đó, nhưng không phải là bây giờ”, ông Jonathan Pollack quả quyết.
Ông Pollack giải thích, lư do “không phải vấn đề kỹ thuật, mà là chuyện chính trị”. Theo đó, nếu tiến hành vụ thử sớm, B́nh Nhưỡng sẽ gặp bất lợi trong mối quan hệ với đồng minh hiếm hoi là Trung Quốc và trong bối cảnh Hàn Quốc sắp bầu cử Tổng thống vào tháng 12 tới.
Dù có những nhận định khác nhau về khoảng thời gian nhưng hầu hết giới phân tích đều thống nhất một quan điểm cho rằng, đối với chính quyền Kim Jong-un, thử hạt nhân là một nhu cầu tất yếu. Theo họ, Triều Tiên có nhiều lư do chính trị và quân sự để tiến hành vụ thử.
Chuyên gia Mark Fitzpatrick, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và đang làm tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London cho rằng, lư do thôi thúc Triều Tiên quyết định tiếp tục thử hạt nhân là do yêu cầu quân sự. Hai vụ thử hạt nhân đầu tiên của B́nh Nhưỡng hồi năm 2006 và 2009 không thành công. Dù Triều Tiên t́m cách kích nổ các vũ khí hạt nhân trong hai lần thử trước nhưng theo các chuyên gia hạt nhân, những vụ thử đó quá nhỏ và đều thất bại.
Hiện ưu tiên cao nhất của Triều Tiên là t́m cách thu nhỏ một quả bom để đưa chúng đến mục tiêu bằng một tên lửa, chứ không phải thả từ máy bay.
Ngoài ra, B́nh Nhưỡng cần tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3 để thuyết phục người dân rằng ông Kim Jong-un là một nhà lănh đạo cứng rắn, có khả năng kiểm soát lực lượng vũ trang với 1,2 triệu người, đồng thời củng cố quyền lănh đạo đối với đất nước.
Không thể giấu giếm
Những phân tích trên cho thấy, dù là trong tương lai gần hay xa, khả năng Triều Tiên thử hạt nhân lần 3 là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để phát hiện vụ thử cũng như đo lường cường độ phóng xạ từ vụ thử nghiệm này.
Theo
China Post, nếu quay lại thời điểm năm 2006 và 2009, khi B́nh Nhưỡng tiến hành hai vụ thử hạt nhân th́ đây thực sự là vấn đề đáng quan ngại nhưng giờ đây, với công nghệ ngày càng tiên tiến, B́nh Nhưỡng có “phép thuật” cũng khó mà che giấu động thái này của ḿnh.
Giám sát địa chấn là cách hiệu quả và nhanh nhất để phát hiện một vụ thử hạt nhân.
China Post cho hay, giám sát địa chấn là cách hiệu quả và nhanh nhất để phát hiện một vụ thử hạt nhân. Hàng ngh́n chuyên gia động đất có thể đo sóng địa chấn từ bất cứ vụ thử dưới ḷng đất nào của Triều Tiên và chỉ trong vài phút có thể đưa ra những thông số chính xác về vụ thử.
Các sóng địa chấn từ thử hạt nhân thường lan đi với tốc độ hơn 8 km mỗi giây và có thể cảm nhận đầu tiên tại các trạm giám sát đặt tại Nhật Bản và Hàn Quốc, sau đó là hàng trăm trạm giám sát tại các nơi trên thế giới.
Số lượng các trạm quan sát quốc tế được chứng nhận đă từ ba trạm vào tháng 10/2000 lên thành 264 trạm vào tháng 2/2011. Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Mỹ (NRC) cho hay, mạng lưới các trạm quan sát toàn cầu hoàn tất tới 90%.
Các trạm quan sát trong khu vực có thể ghi nhận một vụ nổ có năng lượng được giải phóng nhỏ nhất là từ 20 tấn thuốc nổ TNT. Năm 2006, vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên được ghi nhận có cường độ như một trận động đất 4,1 độ richter và giải phóng năng lượng khoảng 1.000 tấn TNT. Ba năm sau, vụ thử hạt nhân thứ hai của B́nh Nhưỡng được đánh giá mạnh 4,5 độ richter và giải phóng năng lượng ở mức vài ngh́n tấn TNT.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia c̣n có một phương pháp hữu hiệu khác nhằm đánh hơi" sản phẩm phân hạch hạt nhân của các vật liệu nổ. Đây là những chất thấm vào đất hoặc bay vào không khí.
Các nhà khoa học có thể sử dụng sự mô h́nh hóa việc lưu chuyển không khí để đoán định nguồn gốc của các chất phóng xạ, vốn xuất hiện trong đất từ những quá tŕnh tự nhiên cũng như từ bụi phóng xạ của những vụ thử hạt nhân. Sau đó, các nhà khoa học sẽ dự đoán các chất phóng xạ tới từ đâu.
Quá tŕnh này thường được sử dụng như một sự xác nhận tiếp theo, ở thời điểm vài ngày sau một vụ thử hạt nhân. Nó sẽ giúp xác định chính xác giữa một vụ thử hạt nhân và một vụ nổ hóa học lớn. Tính đến giữa năm 2010, có 80 trạm quan sát quốc tế có thể đo được các chất phóng xạ.
Ngoài ra, máy phát hiện hạ âm và công nghệ thủy âm học cũng có thể giúp các chuyên gia “ḍ la tung tích” của vụ thử hạt nhân Triều Tiên.
Sóng hạ âm, vốn đôi tai con người không thể nghe thấy được, thường có tần số từ 0.01 tới 10 Hz. Chúng thường được tạo ra bởi những vụ nổ trong khí quyển, nhưng đồng thời cũng có thể tới từ những vụ nổ trong ḷng đất.
Một tín hiệu sóng hạ âm rất nhỏ đă được ghi nhận trong vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào năm 2009. Tuy nhiên, không có sóng hạ âm nào bị phát hiện trong vụ thử tương tự trước đó ba năm.
Không chỉ vậy, vệ tinh và máy bay của Mỹ cũng có khả năng phát hiện vụ thử hạt nhân. Năm 1947, không quân Mỹ lần đầu tiên có nhiệm vụ giám sát các vụ nổ nguyên tử trên toàn cầu. Ngày nay, lực lượng này sử dụng gần 1.000 nhân viên của Bộ Quốc pḥng Mỹ chỉ để làm công việc giám sát tại Trung tâm ứng dụng công nghệ không quân (AFTAC).
AFTAC vận hành một máy bay WC-135 để phát hiện các mảnh vụn phóng xạ thoát ra từ các vụ nổ hạt nhân. Chiếc máy bay này bay tới địa điểm có khói bụi và thu thập các hạt chất để phục vụ việc phân tích trong pḥng thí nghiệm.
Mỹ cũng sử dụng các vệ tinh để phát hiện những vụ nổ hạt nhân tiềm tàng trong không gian hoặc trong khí quyển. Các vệ tinh có thể thu thập dữ liệu về những xung điện từ, các tia quang học và phóng xạ hạt nhân.
Trà My (theo China Post, AFP)