Đàn em đưa xe đến đón nhân ngày đặc xá nhưng Nguyễn Văn Chiến lạnh lùng thông báo: "Anh trở về không phải để đi lại con đường cũ".
Ngôi nhà nhỏ của anh Nguyễn Văn Chiến, đại ca "số má" một thời nằm ở bến tàu Đông Ba, TP Huế. Trở về từ lầm lỡ, hiện người đàn ông này là chủ một xưởng gia công vật liệu ở Huế và giúp đỡ những người lạc lối trở về cuộc sống lương thiện. Anh Chiến khoe vừa sắm được xe tải nhỏ thay chiếc ba gác cũ để phụ vợ nuôi con kiếm sống. Ban ngày chạy xe, ban đêm anh tham gia tuần tra cùng tổ bảo vệ dân phố của phường nơi anh sống.
Anh sinh ra trong một gia đ́nh khá giả có bố mẹ là cán bộ công chức, các anh chị đều có nghề nghiệp, ngoan ngoăn. Đến lượt cậu ấm Chiến lại sinh ra hư đốn. Năm 17 tuổi, đang học cấp 3, Chiến gây sự với bạn nên bị nhà trường gọi lên nhắc nhở, về nhà bị bố lôi ra đánh đ̣n nên cậu ấm ức bỏ học, bỏ nhà đi bụi và chính thức gia nhập thế giới xă hội đen từ đấy.
Địa điểm Chiến "vào đời" là bến tàu chợ Đông Ba, một trong những khu vực quy tụ lắm anh chị giang hồ lúc bấy giờ. 30 năm trước, phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn đều chủ yếu bằng tàu thuyền. Đông Ba là bến trung tâm lớn nhất, hàng ngày tập trung hàng trăm tàu thuyền từ khắp nơi về ăn hàng, vận chuyển khách.
Dạt về đây, cậu ấm Nguyễn Văn Chiến được các đàn anh đi trước truyền đạt những mánh khóe kiếm tiền mà không tốn bất cứ chút sức lực nào. Ban đầu là ăn theo, học việc, sau khi đă tích lũy được chút kinh nghiệm, cộng với thân h́nh vạm vỡ, săm trổ khắp nơi, Chiến được nhận phi vụ đầu tiên là dằn mặt băng nhóm Tuần "đầu ḅ" để đ̣i nợ giúp một đàn anh khác.
Ảnh minh họa.
Dẫn theo 3 đàn em, Chiến vác súng xông vào đại bản doanh của tên này khi cả nhóm đang ăn nhậu tưng bừng. Cảm nghĩa khí khẳng khái của đứa em, Tuấn "đầu ḅ" đă trả nợ ṣng phẳng. Sau vụ đó, tiếng tăm của Chiến bắt đầu nổi lên, đến khi thực hiện thành công thêm mấy phi vụ nữa th́ Chiến được tất cả dân anh chị biết đến và nể trọng. Anh vẫn nhớ như in lần đầu tiên được nhóm đàn em suy tôn là đại ca. Hôm ấy đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 20.
Kể từ đấy, cuộc đời Nguyễn Văn Chiến gắn liền với những cuộc thư hùng tranh giành lănh địa, đâm thuê chém mướn và đ̣i nợ. Các đại ca có tuổi, người th́ bị bắt, kẻ lui vào ẩn dật nên suốt một thời gian dài, khu vực bến tàu Đông Ba, một ḿnh Chiến xưng "vương". Trong những cuộc thư hùng ấy, nhiều lần Chiến thành công trong việc vùi dập đối thủ nhưng cũng không ít lần đại ca này bị đánh cho tơi bời. Trong những lần thoát chết ấy, Chiến vẫn không quên chuyện đ̣i nợ 500 triệu đồng giúp một đại gia ở phường Kim Long.
V́ vướng vào xă hội đen, đại gia xây dựng này bị quỵt tiền, sau nhiều lần đ̣i không được, nên nhờ đến uy danh của "đại ca" Chiến với lời hứa sẽ chia đôi số tiền đ̣i được. Thấy có vẻ dễ dàng, Chiến dẫn quân đến đại bản doanh của con nợ này nhưng không ngờ đây cũng là một giang hồ có số má nên quân của Chiến bị đánh tơi tả.
Để thoát thân, Chiến đă liều lĩnh lao vào đâm chém túi bụi rồi lao ḿnh xuống sông Hương. Sau vụ này, Chiến và đồng bọn bị bắt, bị kết án tù và cải tạo tại Trại giam B́nh Điền. Chính những ngày tháng dài sau song sắt, Nguyễn Văn Chiến đă nhận ra con đường ḿnh đi có quá nhiều sai lầm nên âm thầm nuôi chí phục thiện.
Trở lại với xă hội sau khi thụ án, việc đầu tiên Chiến làm là về quê tạ tội với bố mẹ rồi khăn gói trở lại bến tàu Đông Ba quyết tâm làm lại cuộc đời. Trong suy nghĩ của Chiến, ḿnh sa ngă ở đâu th́ phải đứng lên đúng chỗ ấy, nên Chiến đă quyết phục thiện ngay nơi bến tàu lắm cám dỗ, nhiều trắc trở.
Nhớ lại ngày được đặc xá ra trại, nhiều đàn em đă đưa xe đến tận cổng đón nhưng Chiến kiên quyết lắc đầu bởi không muốn bước chân lại thêm một lần lầm lỡ. Thấy anh trở lại bến tàu, đàn em đă tung hê, mở tiệc mừng. Chiến lạnh lùng thông báo: "Anh trở lại không phải để đi lại con đường cũ mà để giúp các em t́m ra con đường sáng để về nhà".
Nghe Chiến tuyên bố vậy, nhiều đàn em đă không tin, cười khẩy và dè bỉu. Ngày ngày, anh lân la tại các tụ điểm, nhẫn nại tṛ chuyện, thuyết phục đàn em quay lại con đường làm ăn tử tế. Mưa dầm thấm lâu, trước tấm chân t́nh của Chiến, một vài người đă nghe ra. Chiến mừng rỡ chạy vạy khắp nơi xin cho họ đi học nghề, nhưng với cái "mác" tù về như anh, lúc bấy giờ, mọi chuyện quá khó khăn.
Sau đó, anh đến Công an phường Phú Hiệp tŕnh bày tâm nguyện, được mọi người hiểu ra vấn đề và tận t́nh giúp đỡ. Sau một vài trường hợp thành công, anh được gia nhập vào Đội dân pḥng của phường. Có địa vị mới, việc thuyết phục hoàn lương của anh dễ dàng hơn. Dần dần khu vực bến tàu Đông Ba thưa hẳn rồi vắng bóng bảo kê, giang hồ.
Anh Chiến chia sẻ, v́ từng vào tù ra tội nên hơn ai hết anh rất hiều tâm lư của những người này. Chính lẽ đó, trên địa bàn phường Phú Hiệp nói riêng và TP Huế nói chung, anh Chiến đặc biệt quan tâm đến những người trở về sau lỗi lầm. Anh đích thân gặp chính quyền cũng như các tổ chức dạy nghề trong các trung tâm xă hội để tạo việc làm giúp những người này tái ḥa nhập cộng đồng. Nhiều "cựu tù" không có vốn làm ăn, anh đứng ra bảo lănh để vay vốn.
"Khó nhất là tư tưởng không thông suốt của chính người lầm lỗi, kế đến là sự thiếu tin tưởng của người đời dành cho họ", anh Chiến cho biết thêm.
Trong số hàng chục cựu tù lẫn đại ca được Chiến cảm hóa, trường hợp của Lê Văn Bửu (sinh năm 1970) ở phường Thủy Biểu khiến anh nhớ hơn cả. Bửu là kẻ từng có tiền án về tội cố ư gây thương tích, vừa trở về địa phương được mấy ngày đă bị bắt lại v́ trộm cắp tài sản. Ra tù lần thứ hai, Bửu hoang mang dao động khi bị mọi người xa lánh, bố mẹ ruồng rẫy. Biết chuyện, anh Chiến đă đến tâm sự với gia đ́nh, đồng thời phân tích thiệt hơn với Bửu cả tháng trời.
Khi Bửu bị bắt v́ tội trộm cắp tài sản, đích thân Chiến đến bảo lănh để đưa về cảm hóa. Lúc này, Bửu mới tin anh và hứa không tái phạm. Nửa năm sau, khi Bửu dần lấy lại được niềm tin, có cô gái đem ḷng yêu. Biết quá khứ của Bửu cô đă đến hỏi ư kiến anh Chiến. Được anh vun vào, đôi trẻ thành thân và giờ họ đă có hai đứa con. Vợ chồng Bửu hiện có một cửa hàng nho nhỏ.
Ngoài việc "đỡ đầu" cho những người lầm lỡ hoàn lương, hiện anh Chiến là thành viên của Ban bảo vệ dân phố. Đêm đêm, anh cần mẫn với công việc tuần tra, bắt giữ tội phạm. Hơn 10 năm miệt mài với hoạt động này, anh đă cùng anh em tham gia bắt giữ được nhiều tội phạm, trong đó có cả những tên trốn lệnh truy nă, ẩn nấp trên địa bàn. Theo anh Chiến, nguy hiểm nhất vẫn là truy bắt những tên ăn bay trên đường phố bởi chúng hoạt động về đêm khuya, và khi bị rượt đuổi, chúng sẵn sàng sử dụng vũ khí để chống trả quyết liệt.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, tổ tuần tra của anh phát hiện hai tên cướp giật vừa "ăn hàng" liền phóng xe đuổi theo. Bị áp sát, chúng đă rút kiếm ra đe dọa, chống trả quyết liệt. Nhờ sự hỗ trợ của lực lượng công an và quần chúng nhân dân, hai tên cướp mới bị tóm gọn.
Hiện, anh Chiến có cuộc sống gia đ́nh khá giả và hạnh phúc. Các con anh đều đă trưởng thành. Anh Chiến có một xưởng nhỏ gia công vật liệu ở TP Huế. Nhiều năm qua anh Nguyễn Văn Chiến được Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng nhiều bằng khen v́ có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh.
Pháp luật và Cuộc sống