LTS: Bài phỏng vấn dưới đây được đăng trên Tuần Việt Nam ngày 29-4-2011, nhưng sang ngày 1-5 th́ bị gỡ bỏ, nay xin đăng lại ở đây.
36 năm sau ngày chiến thắng 30.4.1975, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, người áp giải Tổng thống chính quyền Sài G̣n ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng quân cách mạng, Đại úy Phạm Xuân Thệ ngày ấy, bây giờ là Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đă có một cuộc đối thoại thú vị với VietNamNet.
Trung tướng Phạm Xuân Thệ
Ngày 14.4.2011, theo quyết định số 541, do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kư, phong tặng Trung tướng Phạm Xuân Thệ danh hiệu Anh hùng lưc lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ.
Thưa ông, cảm xúc khi nhận được quyết định phong tặng danh hiệu cao quư của Nhà nước cho một quân nhân?
Rất xúc động. Được Đảng, Nhà nước cùng đồng chí đồng đội trao tặng phần thưởng cao quư mang lại vinh dự cho bản thân tôi, gia đ́nh, quê hương và nhất là những đồng đội đă cùng tôi sát cánh trong chiến trận, cả người c̣n sống và người đă hy sinh.
![](http://vietsuky.files.wordpress.com/2012/04/112.jpg?w=400&h=289&h=289)
Phạm Xuân Thệ cùng ban chỉ huy E66 bàn phương áng đánh vào Sài G̣n
Lúc nào tôi cũng nghĩ những người c̣n sống qua cuộc chiến tranh như chúng tôi, là đang sống cả phần cuộc đời của những đồng đội đă hy sinh. Vâng, theo như trong suy nghĩ của tôi, tất cả những người như chúng tôi trực tiếp cầm súng, trực diện chiến đấu trên trận tuyến đánh quân thù đều là anh hùng.
Trận đánh đầu tiên và trận đánh cuối cùng
Thưa ông, khi nhập ngũ và là một tân binh mang quân hàm binh nh́, ông có nghĩ cuộc đời binh nghiệp sẽ mang ông đến vị trí một vị tướng trận?
Tôi nhập ngũ vào ngày 5.8.1967, lúc đó ước mơ trở thành một sĩ quan đă là một ước mơ lớn, làm chỉ huy là ước mơ không dám mơ..Nhưng rồi qua chiến trận, qua sự trưởng thành thử thách trong chiến đấu, dần dần tôi đă được cấp trên tín nhiệm giao cho các vị trí chỉ huy lần lượt từ cấp trung đội (B phó) lên dần Đại đội (C trưởng), rồi Trung đoàn (E phó E.66), Sư đoàn (F trưởng F.304), Tư lênh Quân đoàn 2, và Tư lệnh Quân Khu 1.
Trận đánh đầu tiên trong kư ức của ông như thế nào?
Khi đó tôi mới nhập ngũ, được tăng cường vào C11, D9. Trận đánh đầu tiên vào ngày 2.5.1968, với nhiệm vụ tập kích đại đội lính Mỹ ở điểm cao 425, phía tây Khe Sanh. Đơn vị tôi sau khi tiêu diệt địch đă làm chủ trận địa, một số đơn vị rút về phía sau, riêng trung đội của tôi th́ được lệnh chốt giữ. Và 2 ngày đêm ác chiến sau đó thật dữ dội v́ bộ binh Mỹ tấn công ḥng chiếm lại cao điểm.
Lần đâu ra trận tôi cũng rất sợ, không biết khi thấy kẻ địch ḿnh sẽ như thế nào. Nhưng rồi khi tiếng sung vang lên khai hỏa trận chiến th́ tôi không cảm thấy sợ, mà chỉ nghĩ hăy nhanh chóng phát hiện kẻ địch và tiêu diệt.
![](http://vietsuky.files.wordpress.com/2012/04/210.jpg?w=350&h=412&h=412)
Phạm Xuân Thệ gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh tại bậc cầu thang Dinh Độc Lập
Được biết ông có một biệt danh “Cơn lốc động Cô Tiên”?
À, đó là anh em trong đơn vị vui đùa và yêu mến đặt cho biệt danh. Nhưng đó cũng là một kỷ niệm chiến trận: Lần đầu tôi bị thương khắp người ở vai, cổ, tay… do đạn cối cá nhân của đối phương. Nhưng đó là trận đánh tôi không thể quên.
Ngày 2,6.1970, tiểu đoàn của tôi đă đánh tan 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy của E56 quân Sài G̣n vừa nhảy dù xuống động Cô Tiên, bác Quảng Trị. Có thể do lúc đó ở vị trí chỉ huy, tôi đưa ra cách đánh xông xáo, táo bạo, dũng cảm và lần đầu tiên một tiểu đoàn của ta tiêu diệt gọn một tiểu đoàn của địch.. được Bộ Tư lệnh QK Trị Thiên công nhận, nên đồng đội đặt cho biệt danh.
Thế c̣n trận chọc thủng “Mắt ngọc” Thượng Đức?
Đây là trận đánh lớn nhất của tôi cho tới lúc bấy giờ. Tôi ở vị trí Tiểu đoàn trưởng D9. Khoảng tháng 6-7.1974, E66, F304 nhận được lệnh từ BTL Quân đoàn 2 vào mặt trận Quảng Đà, cùng các đơn vị thuộc Quân khu 5 tiến đánh và giải phóng quận lỵ Thượng Đức ở phía Tây TP Đà Nẵng (nay là huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Thượng Đức lúc đó được Tỉnh trưởng Quảng Nam mệnh danh là “Cánh cửa thép” của Đà Nẵng, c̣n Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của chính phủ Sài G̣n th́ ví căn cứ này là “Mắt ngọc của đầu rồng”. 10 ngày chiến đấu kiên cường và ác liệt, từ 5.30 giờ ngày 29.7.1974 đến 8.30 giờ ngày 7.8.1974, ta đă làm chủ Thượng Đức. Nhưng cái giá phải trả cũng khá đắt, địch bị tiêu diệt 2000 quân, bên ta hy sinh 1.028 đồng chí.
Khuấy đục Nước Trong có phải là trận đánh cuối cùng?
Chính xác là trận đánh căn cứ Nước Trong, Long B́nh là trận đánh lớn cuối cùng. V́ sau trận này, đơn vị chúng tôi tiến quân áp sát Sài G̣n, chỉ đánh lẻ tẻ trên đường. Ngày 21.4.1975, E66 được lệnh đánh chiếm cứ điểm này. Tôi được lệnh trực tiếp chỉ huy D8, đánh cầu B́nh Tuy thọc vào thị xă Hàm Tân, sau 2 giờ giao tranh, ta làm chủ thị xă. Sáng 23.4.1975 đến đồn điền cao su Ông Quế cách Sài G̣n 60km, lúc này tôi mới biết đơn vị đang tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài G̣n.
![](http://vietsuky.files.wordpress.com/2012/04/33.jpg?w=400&h=272&h=272)
E phó Phạm Xuân Thệ đưa TT Dương Văn Minh ra xe đến Đài phát thanh Sài G̣n
Theo kế hoạch tác chiến của chiến dịch, để tiến đánh Sài G̣n từ phía Đông, Quân đoàn 2 cần thành lập một binh đoàn thọc sâu, E66 cùng các đơn vị tiến đánh căn cứ Nước Trong và tổng kho Long B́nh. Khi các E9, E24 đánh xong trận Nước Trong, một phần tổng kho Long B́nh th́ cùng E66 tiến thẳng vào nội đô TP Sài G̣n. Đích cuối cùng là Đài phát thanh Sài G̣n, Bộ Tư lệnh Hải quân quân đội Sài G̣n và Dinh Độc lập.
Chiều 27.4.1975, tôi chỉ huy D9 bộ binh lên tăng cường cho E9 tiếp tục đánh chiếm căn cứ Nước Trong. Đến trưa 28.4.1975 quân ta hoàn toàn làm chủ căn cứ Nước Trong. Đây là trận đánh quan trọng góp phần đưa các binh đoàn của ta triệt tiêu sinh lực địch, áp sát Sài G̣n.
Tiếp đó, ngày 29.4.1975, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 gồm E66, Lữ đoàn xe tăng 203, pháo binh, công binh, đặc công và các binh chủng phục vụ chuẩn bị tiến đánh vào Sài G̣n. 17giờ ngày 29.4.1975, 400 xe của binh đoàn hành quân vào nội đô.
Sáng 30.4.1975, binh đoàn thọc sâu chiến đấu một trận ác liệt tại cầu Sài G̣n, cửa ngơ của nội đô. 11 giờ 30 phút, cờ quân giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc lập báo hiệu phút đầu tiên của ḥa b́nh.
Những chuyện bây giờ mới kể
Thưa ông, trong một số tài liệu tổng kết chiến dịch Hồ chí Minh có ư kiến cho rằng một số trận đánh của ta là không cần thiết, như đánh Xuân Lộc, đánh cầu Rạch Chiếc… thương vong của ta rất nhiều, mà không cần phải chiếm giữ những nơi đó ta vẫn vào Sài G̣n được. Ư kiến ông như thế nào?
Thật ra đây là vấn đề thuộc cấp cao hơn cho ư kiến v́ c̣n nhiều vấn đề tranh căi do cách nh́n nhận khác nhau trận đánh. Nhưng theo ư riêng của tôi, th́ lúc đó, dù có 5 mũi đánh vào Sài G̣n, không mũi này th́ mũi kia, song không chỉ huy cánh quân nào chịu “lùi” hay “dừng” nhường cho cánh quân khác vào Sài G̣n. V́ tất cả chiến dịch tập trung vào một mục tiêu là Sài G̣n, cũng là trận quyết chiến cuối cùng để dành toàn thắng. Ai cũng muốn vào Sài G̣n nên bất kỳ ǵ cản trở cho mũi tấn công của ḿnh là phải đánh chiếm nhằm giải phóng đường tiến quân.
Lúc đó thế lực của ta đều mạnh nhưng sao lại hy sinh nhiều thế ở 2 trận chiến đó?
Ở Xuân Lộc do công tác trinh sát thiếu sót nên không báo cáo đầy đủ hỏa lực địch. Đây là nơi mà cho tới lúc đó tập trung gần như sức mạnh vũ khí của quân đội Sài G̣n và lực lượng quân đội Sài G̣n ở đây th́ quyết tâm tử thủ.
C̣n trận đánh cầu Rạch Chiếc, theo tôi là quân Sài G̣n đă bị dồn tới đường cùng, bất chấp lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh không được bắn nhau với quân giải phóng. Nên chúng điên cuồng chống trả, quyết giữ cây cầu vào Sài G̣n nên mới xảy ra giao tranh dữ dội ở đây với đơn vị giữ cầu.
Khi ngồi trên chiếc xe Jeep lao vào dinh Độc Lập, khi bước vào pḥng khánh tiết để bắt gọn toàn bộ nội các chính quyền Sài G̣n, khi áp giải Tổng thống chính quyền Sài G̣n ra Đài phát thanh, khi có mặt và giám sát lúc Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng…ông có nghĩ lúc đó ḿnh đă trở thành nhân vật gắn với sự kiện lịch sử kết thúc chiến tranh Việt Nam?
Không, lúc đó tôi chẳng nghĩ ǵ ngoài việc làm đúng nhiệm vụ cấp trên đă quán triệt khi vào chiến dịch. Trong tôi chỉ nghĩ làm sao nhanh nhất đưa được Tổng thống chính quyền Sài G̣n ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân cách mạng.
Chính v́ thế mà tôi không ư thức được việc phải giũ lại “vật chứng” là mảnh giấy thảo lời tuyên bố đầu hàng để Tổng thông Dương Văn Minh đọc, gây ra nhiều tranh căi về sự kiện đó sau này. Vâng, chiều đó tôi đă tắm giặt (sau bao nhiêu ngày không được tắm), mảnh giấy nhét trong túi áo đă bị ṿ nát.
Ngay cả chiếc xe Jeep chiến lợi phẩm lấy ở sân bay Đà Nẵng, chở Tổng thống Dương Văn Minh ra Đài phát thanh Sài G̣n trưa 30.4.1975, sau đó mang ra Hà Nội, rồi bị hỏng, và thành đống sắt vụn bán phế liệu. Cái trong bảo tàng bây giờ chỉ là xe “phiên bản”.
![](http://vietsuky.files.wordpress.com/2012/04/42.jpg?w=400&h=244&h=244)
Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ áp giải TT Dương Văn Minh ra Đài phát thanh Sài G̣n trưa 30.4.1975
Kỷ niệm nào ông nhớ nhất mà bây giờ mới kể vào ngày 30.4.1975?
Một kỷ niệm mà cho tới lúc này tôi cũng không hiểu tại sao lúc đó tôi lại bị mắng té tát, thậm chí bị dọa đưa ra ṭa án binh. Vâng, sau khi đưa Tổng thống chính quyền Sài G̣n trở lại Dinh Độc Lập, th́ lúc đó toàn bộ ban chỉ huy, bộ tư lệnh Quân đoàn 2 có mặt gồm các tướng Nguyễn Hữu An, tướng Hoàng Đan, Phó chính ủy Quân đoàn Công Trang.
Phó Chính ủy Công Trang khi thấy tôi đă quát thẳng vào mặt: “Anh ở đâu? Anh ở đơn vị nào? Ai cho phép anh tự ư đưa Tổng thống Dương Văn Minh đến Đài phát thanh? Nếu anh làm sai tôi cách chức anh, bỏ tù anh…”. Tôi tức cũng quát lại (v́ không biết ông ta là ai, hồi đó không phải lính nào cũng biết mặt các chỉ huy cấp trên): “Tôi đưa Tổng thống Dương Văn Minh đi đọc tuyên bố đầu hàng, anh làm ǵ mà nhắng lên”. Lúc đó tôi nh́n thấy mặt ông ta rất tức giận.
May mà có sư trưởng trực tiếp của tôi là Nguyễn Ân (F.304) nói: “Nó là thằng Thệ, E phó E66. Sai đâu để sau. Cho nó về chỉ huy đơn vị”. Thế là tôi chạy một mạch ra chiếc xe Jeep, chạy thẳng về đơn vị đang đóng quân ở quân cảng Sài G̣n.
Thế rồi câu chuyện ra sao?
Tối đó, chúng tôi được ăn rất ngon, có thịt gà tươi, rượu champagne, nhưng đêm đó tôi không thể ngủ được dù rất mệt. Tôi nghĩ lại vụ buổi chiều, lo lắng không biết cấp trên xử ra sao. Sáng hôm sau, Sư trưởng Nguyễn Ân cho tôi hay, ban chỉ huy và cấp trên cho ư kiến việc tôi xử lư như vậy rất tốt. Thế là tôi thở phào, yên tâm.
Tôi vẫn chọn binh nghiệp
Có một câu nói: “Người lính nào đi qua chiến tranh cũng có một nỗi buồn”. Riêng ông có nỗi buồn nào không khi đă gần như đạt được mọi ước mơ của cuộc đời binh nghiệp?
Nỗi buồn trong tôi chính là khi nghĩ về đồng đội. Nghĩ về những trận chiến mà ḿnh chỉ huy đă không tốt để đồng đội thương vong nhiều. Ví dụ như trận Thượng Đức, khi tôi trở lại nơi đây năm 2010, tôi đă cúi đầu tạ lỗi trước vong linh đồng đội hy sinh nơi này.
Trong chiến tranh điều ǵ ông cho là quan trọng nhất?
Tinh thần và sự chấp hành quân lệnh.
Với con mắt của một tướng trận, theo ông sức mạnh của một đội quân là ở đâu?
Vũ khí là quan trọng. Con người là quyết định.
![](http://vietsuky.files.wordpress.com/2012/04/51.jpg?w=400&h=264&h=264)
Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh trưa 30.4.1975
36 năm chiến tranh đă lùi xa, có khi nào trong ông không c̣n nghĩ ǵ về chiến tranh?
Không, tôi vẫn luôn nghĩ về chiến tranh. V́ Việt Namlà một đất nước có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực, luôn ở vị thế đầu sóng ngọn gió. V́ đất nước ta đă trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử, nên không thể không nghĩ về chiến tranh. Và hiện giờ trên thế giới, vẫn có nhiều cuộc chiến tranh đang diễn ra dù dưới nhiều h́nh thức khác nhau hay mục đích ǵ.
Nếu như Việt Nam xảy ra chiến tranh trong tương lai?
Cũng phải tùy thuộc vào đối tượng tác chiến, tùy vào thời điểm, quy mô mà ta có h́nh thức đáp trả. Nhưng điều quan trọng nhất đă được đúc kết từ lịch sử và trải qua thực tế hai cuộc chiến tranh chống Pháp- Mỹ, nghệ thuật quân sự của ta chính là chiến tranh nhân dân. Chính điều này kiến tạo nên chiến thắng và sẽ chiến thắng bất kể kẻ nào dù có mạnh đến đâu.
Ông có thể nói một điều ǵ với những đồng đội thế hệ trẻ?
Lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu, luôn cảnh giác, không được mơ hồ ảo tưởng vào ḥa b́nh. Phải biết vận dụng khoa học kỹ thuật, làm chủ phương tiện vũ khí hiện đại, làm chủ chiến trận, khả năng tác chiến cao, giành thế chủ động trong mọi t́nh huống. Luôn học tập phát huy truyền thống bảo vệ tổ quốc của cha ông các thế hệ đi trước.
Nhà báo Đậu Ngọc Đản và Trung tướng Phạm Xuân Thệ.
Nếu cho chọn lưa lại, ông sẽ chọn nghề ǵ?
Vẫn chọn binh nghiệp. Dù đất nước ḥa b́nh th́ vẫn cần phải bảo vệ nền ḥa b́nh ấy thật bền vững. Vẫn cần những người lính như chúng tôi.
Ông thích được gọi là “Tướng trận” hay ..?
Tôi thích được gọi là “Cựu chiến binh”. Dù là tướng th́ cũng vẫn là người lính của Quân đội Nhân dân ViệtNam.
Cảm ơn ông về cuộc đối thoại này. Chúc ông sức khỏe và chúc mừng ông được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND nhân dịp kỷ niệm ngày 30.4.2011, ngày chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, Việt Nam ḥa b́nh thống nhất./.
Hoài Hương thực hiện
Theo:
VSK.