Ben Bland tại Hà Nội
Bà ấy có thể đă thành công trong việc xây dựng một gia đ́nh giàu có nhất Việt Nam nhưng doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến luôn biết rằng bước vào thế giới tối tăm của chính trường của nhà nước độc tài, độc đảng [Việt Nam] này, là một canh bạc.
Không bao lâu sau khi bà Yến và em trai là ông Đặng Thành Tâm, trở thành những đại gia đầu tiên được bầu vào quốc hội Việt Nam do đảng Cộng sản kiểm soát, năm ngoái, họ đă bị tấn công bằng một số tờ báo của nhà nước ít dược biết đến.
Đặng Thị Hoàng Yến nói tại một cuộc họp Quốc hội của Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2011
Nguồn ảnh: Reuteurs
“Trước khi quyết định tham gia Quốc hội, tôi đă biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể cố gắng t́m cách để đuổi tôi ra,” doanh nhân quần áo thanh lịch, 52 tuổi, nói với tờ Financial Times hồi tháng trước trong một cuộc phỏng vấn tại salon hàng đầu của khách sạn Melia Hà Nội. “Tôi đă chuẩn bị cho chuyện đó.”
Nhận định của bà Yến đúng như đă biết trước. Tuần trước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), cơ quan giám sát bầu cử, đề nghị đuổi bà Yến khỏi Quốc hội v́ khai báo thiếu sót hồ sơ ghi danh. MTTQVN buộc tội bà Yến đă không tiết lộ là bà đă ly dị và bà là đảng viên hết hạn của Đảng CSVN.
Biết trước nhưng cũng chẳng ích ǵ, bà Yến đă khóc tại một cuộc họp báo vào ngày thứ Bảy, và nói rằng bà sẽ chấp nhận bị đuổi, nếu, như dự phóng, và được Quốc hội xác định trong phiên họp lần tới.
Sự lên voi xuống chó nhanh như chớp của bà Yến, một cựu viên chức chính quyền địa phương làm giàu bằng dự án phát triển công viên công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam vào những năm 1990, nhấn mạnh những khó khăn lớn Đảng Cộng sản đang phải đối đầu hiện nay.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đă nhanh chóng kết nạp những doanh nhân hàng đầu vào Đảng Cộng sản và chính phủ trong khi các đối tác của họ tại Việt Nam rất lúng túng để đưa các nhóm đại gia đang lên vào cái Đảng vờ khoác áo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Cuộc bầu chọn bà Yến và em trai hồi tháng Năm năm ngoái, vài số đại biểu (quốc hội) độc lập được phép đứng cùng với các ứng viên của Đảng Cộng sản cầm quyền, đă được các quan sát viên xem, vào thời điểm đó, như là một dấu hiệu của sự cởi mở ngày càng tăng trong Đảng CSVN.
Trong một đất nước mà các cuộc tranh luận công khai đều bị ngang nhiên kiểm duyệt, bà Yến đă thẳng thắn trong các cuộc tấn công tham nhũng, lăng phí tại các doanh nghiệp nhà nước và cũng yêu cầu có một sân chơi b́nh đẳng cho khu vực tư nhân và giới đầu tư nước ngoài.
Nhưng sự xuống ngựa của bà Yến, diễn ra trước bàn dân thiên hạ, khiến người ta có những câu hỏi về hướng đi của Đảng CSVN ở một thời điểm khi chính phủ đang cố gắng để đổi mới rộng lớn tại các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng đang ngập nợ và không có hiệu quả. Những thay đổi này là rất quan trọng nếu Việt Nam muốn hun lại ngọn lửa phát triển kinh tế đang tắt lụn dần, nhưng đó sẽ là thách đố cho những quyền lợi đang được bảo đàm của chính phủ, của Đảng và của giới làm ăn.
“Một trong những câu chuyện chính trong suốt 10 năm qua ở Việt Nam là sự gia tăng của những tay đầu sỏ chính trị khu vực [tuồng như là] kinh tế tư nhân,” một trong những người đă làm việc với bà Yến và cũng là một người theo dơi chính trường tViệt Nam cho hay. [“Cuộc chiến giữa bà Yến và những người gièm pha bà] là một nỗ lực để xác định luật chơi giành cho lớp tư bản mới.”
Một số nhà phân tích nói rằng t́nh trạng khó khăn của bà Yến, mà Tập đoàn Tân Tạo của bà cũng đầu tư vào các nhà máy điện, giáo dục và các phương tiện truyền thông, là chỉ dấu của sự tiếp tục rạn nứt trong ban lănh đạo Đảng CSVN. Bà Yến được xem như là rất thân với Trương Tấn Sang, người nắm giữ vai tṛ, chính ra chỉ là nghi lễ, của Chủ tịch Nước nhưng đă thất bại năm ngoái trong một cuộc đấu đá để lật đổ người lănh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
“Tôi nghiệm rằng sự thành công của bà Yến đă giày ṿ một số cá nhân quyền lực nhưng không phải là người hâm mộ ông Sang,” ông Carl Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc pḥng Úc ở Canberra nhận xét. “Đó có phải hoặc không phải là gà của ông Nguyễn Tấn Dũng là điều không rơ lắm nhưng họ được phép ra mặt để tiếp tục làm thám tử t́m chuyện để bôi tro trét trấu đời tư bà Yến và sau đó ṛ rỉ tin cho báo chí.”
Trong một email gửi đến FT vào ngày thứ Bảy, bà Yến cho biết rằng bà đă bị một tờ báo “vu khống, phỉ báng và sỉ nhục”, nhưng phủ nhận chuyện có một “âm mưu” chống lại bà. Bà nói rằng lời kê khai [trong đơn ghi danh tranh cử] có thể không đầy đủ, nhưng bà đă không hành động không lương thiện v́ bà thấy không cần thiết để tiết lộ một cuộc hôn nhân cũ hoặc tư cách đảng viên hết hạn của ḿnh.
Bà Yến nói thêm rằng, nếu bị đuổi [khỏi Quốc hội], bà sẽ tập trung vào việc phát triển trường đại học phi lợi nhuận Tân Tạo, mới thành lập gần đây với sự hậu thuẫn của ông Sang, và chú tâm vào lợi ích kinh doanh của ḿnh.
Tuy nhiên, chính phủ đang bị kẹt giữa sự cần thiết để giảm lạm phát liên tục ở độ cao và thúc đẩy mức tăng trưởng đang đi xuống cùng lúc phải đấu tranh để đổi mới doanh nghiệp nhà nước, bà Yến lo ngại về triển vọng kinh tế.
“Vẫn c̣n rất nhiều rủi ro [ở Việt Nam] v́ luật pháp chưa được quy định rơ ràng, luật [thương mại] thay đổi liên tục và chính sách vĩ mô cũng đang thay đổi,” bà Yến nói với FT hồi tháng trước. “Ngay bây giờ, chúng tôi đang d́m ḿnh xuống nhưng thế giới chẳng ai đợi chúng tôi. Indonesia, Philippines và ngay cả Myanmar bây giờ đang thay đổi và thu hút giới đầu tư nước ngoài bằng cách cải thiện cơ chế chính sách vĩ mô của họ.”
© DCVOnline