- Từ năm ngoái, Bắc Kinh đă luôn ở trong trạng thái “đứng ngồi không yên” trước những động thái tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương, đặc biệt là ở những nước láng giềng xung quanh Trung Quốc.
Dù mối quan hệ Mỹ-Trung có tầm quan trọng hàng đầu thế giới với khả năng tác động đến toàn cầu nhưng mối quan hệ này lại không thể phát triển được như mong muốn. Lư do là giữa Mỹ và Trung Quốc luôn tồn tại một sự nghi kỵ, thiếu tin tưởng lẫn nhau. Trước một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và có nhiều động thái thể hiện sức mạnh mới của họ, Mỹ tỏ ra đề pḥng. Trong khi đó, Bắc Kinh luôn tin rằng, Washington muốn kiềm chế, không cho họ phát triển.
Bắc Kinh có lư do để lo ngại rằng, Mỹ đang t́m cách bao vây họ. Bắt đầu từ cuối năm ngoái, giới lănh đạo ở Washington đă tích cực thực hiện những hoạt động ngoại giao và quân sự sôi động ở Châu Á-Thái B́nh Dương. Washington đă không ngần ngại công khai ư định quay trở lại t́m kiếm vị trí bá chủ Châu Á – một khu vực mà Bắc Kinh coi là “sân sau” của họ. Điều đáng chú ư là Mỹ đang tăng cường, thắt chặt mối quan hệ với một loạt nước láng giềng sát Trung Quốc. Mỹ c̣n có một loạt kế hoạch quân sự gây khó chịu cho Bắc Kinh ở khu vực.
Trong chuyến thăm đến Australia hồi cuối năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đă chính thức thông báo kế hoạch triển khai hàng ngh́n lính thủy đánh bộ đến xứ sở chuột túi trong vài năm tới. Từ đầu năm nay, kế hoạch này đă được từng bước thực thi. Ngoài ra, Mỹ cũng bắt đầu có nhiều động thái tăng cường sự hiện diện quân sự ở Singapore, Thái Lan... như thường xuyên phái những tàu chiến hiện đại của ḿnh đến những nước này. Washington c̣n đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho các nước Châu Á-Thái B́nh Dương. Những hoạt động này của Washington đă khiến Bắc Kinh thực sự “nóng mặt”.
Chưa hết, Mỹ cũng tích cực tiến hành các bước đi nhằm củng cố quan hệ liên minh gắn bó với Philippine – một nước có chung đường biên giới với Trung Quốc và cũng là nước có tranh chấp lănh thổ ở khu vực Biển Đông giàu dầu mỏ. Trong chuyến thăm Philippine song song với chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Australia hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Hillary đă cam kết sẽ bảo vệ Philippine trong một cuộc tranh chấp lănh hải ở khu vực. Cam kết này rơ ràng ám chỉ đến Trung Quốc bởi giữa nước này với Philippines đang có cuộc tranh chấp lănh hải ở khu vực Biển Đông.
Mối quan hệ liên minh trên đang dần trở thành mối lo ngại hàng đầu của Bắc Kinh khi gần đây, Washington đă có nhiều động thái can thiệp trực tiếp vào cuộc đối đầu giữa hai nước Châu Á ở Biển Đông.
Không chỉ tuyên bố ủng hộ bằng lời nói, Mỹ c̣n tiến hành tập trận chung với Philippine để “thị uy” Trung Quốc. Sẽ c̣n đáng lo ngại hơn rất nhiều cho Trung Quốc khi có tin, Tổng thống Philippine có ư định đề xuất cho Mỹ đưa quân đến một căn cứ của nước này. Đề xuất này được cho là sẽ được đưa ra khi lănh đạo hai nước Mỹ-Philippine có cuộc gặp quan trọng vào ngày 30/4 tới.
Nếu Mỹ đưa quân đến Philippine th́ sự hiện diện quân sự của siêu cường số 1 thế giới ở khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương sẽ rất lớn. Mỹ vốn đă có hàng ngh́n quân đóng tại Hàn Quốc, Nhật Bản và mới đây là Australia. Thêm quân đến Philippine, Mỹ rơ ràng đang khép chặt ṿng vây xung quanh Trung Quốc.
Trong một động thái khiến Trung Quốc không thể không “giật ḿnh”, Washington mới đây đă bắt đầu cải thiện quan hệ với Myamar – nước láng giềng có vị trí chiến lược với Trung Quốc và là một đối tác kinh tế quan trọng của cường quốc Châu Á.
Cụ thể, Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu, Nhật Bản đang dần nới lỏng các biện pháp trừng phạt với Myanmar. Trước đó, do Myamar phải chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây nên Trung Quốc đă nổi lên là đồng minh lớn nhất của nước này. Việc Washington cải thiện quan hệ với Myamar khiến Bắc Kinh lo sợ mất ảnh hưởng đối với nước láng giềng nằm sát nách họ này.
Không ít các học giả Trung Quốc đă tỏ ra hoài nghi về những động thái mới nhất của Washington ở Myamar. Họ đă đặt câu hỏi, tại sao Mỹ không cải thiện quan hệ với Myamar từ cách đây vài thập kỷ mà lại để đến thời điểm hiện nay. Nhiều người tin rằng, đây là một phần trong kế hoạch của Washington nhằm bao vây Trung Quốc bằng những nước thân Mỹ.
Trong khi Mỹ đang nỗ lực củng cố h́nh ảnh của nước này ở Châu Á-Thái B́nh Dương th́ ngược lại, h́nh ảnh của Trung Quốc trong khu vực đă phần nào bị ảnh hưởng bởi những cuộc tranh chấp lănh thổ ở khu vực Biển Đông. Đây là diễn biến hoàn toàn không có lợi cho Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc tiếp tục có thái độ cứng rắn, quyết liệt trong tranh chấp lănh thổ với các nước trong khu vực th́ họ đă vô t́nh đẩy những nước này đến gần với Mỹ hơn. Trường hợp của Philippine trong cuộc đối đầu mới nhất với Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng rơ ràng nhất cho điều đó. Trong thời gian qua, người ta đă chứng kiến Manila cùng Washington có một loạt động thái thắt chặt quan hệ nhằm đối phó với Bắc Kinh.
Kiệt Linh
theo vnm