Kẻ thù đáng ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông ai ? Đó chính là Trung Quốc. Nhận định đầy nghịch lư trên đây là kết luận của bản báo cáo về Trung Quốc và Biển Đông vừa được International Crisis Group (ICG), một tố chức phi chính phủ có uy tín công bố hôm qua, 23/04/2012 tại Bruxelles.
Hai tàu hải giám Trung Quốc ở gần Băi cạn Scarborough, nơi có vụ đối đầu với tàu chiến Philippines đầu tháng Tư 2012. Reuters
Theo tổ chức chuyên trách dự pḥng xung đột quốc tế này, chính các địa phương cũng như cơ quan chuyên trách đại dương khác nhau của Trung Quốc, đă làm dấy lên căng thẳng với các nước láng giềng chỉ v́ muốn tranh giành quyền lực hay ngân sách.
Bản báo cáo dài gần 50 trang mang tựa đề « Khuấy động Biển Đông » (Stirring up the South China Sea), đă nêu bật các mâu thuẫn nội tại trong guồng máy điều hành Trung Quốc, đang phá hoại nỗ lực khôi phục quan hệ tốt đẹp của Bắc Kinh đối với các láng giềng. Đây là một điều mà Trung Quốc cần phải làm, vào lúc Hoa Kỳ đang t́m cách mở rộng trở lại vùng ảnh hưởng của ḿnh tại khu vực Biển Đông có giá trị chiến lược quan trọng và được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí.
Theo ICG, để làm được điều đó, chính quyền Trung Quốc cần phải bảo đảm sao cho 11 cơ quan cấp bộ có liên quan đến Biển Đông – đặc biệt là các cơ quan thực thi luật pháp – tôn trọng một chính sách biển nhất quán và tránh được những hành động “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khi xử lư những vấn đề liên quan đến lănh hải của Trung Quốc.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG nhận định: « Một số cơ quan hành động một cách quyết đoán để tranh giành một phần ngân sách Nhà nước, trong khi các chính quyền địa phương, v́ muốn phát triển kinh tế, nên đă mở rộng hoạt động qua những vùng biển đang tranh chấp ». Theo chuyên gia của ICG, việc làm này xuất phát từ động cơ quốc gia, nhưng tác động của chúng lại càng lúc càng mang tính chất quốc tế.
Báo cáo của ICG ghi nhận : Giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nguy cơ xung đột trước mắt có thể nổ ra từ số lượng ngày càng tăng của các con tàu thuộc các cơ quan thực thi pháp luật và các tàu bán quân sự ngày càng tự động tung hoành trong các vùng biển có tranh chấp, mà không tuân theo một khuôn khổ pháp lư nào rơ ràng. Các chiếc tàu hải giám hay ngư chính Trung Quốc đă can dự vào hầu hết các sự cố gần đây, từ vụ cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam vào năm ngoái, cho đến vụ đối đầu đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Manila ở khu vực Băi đá Scarborough trong tháng Tư này.
Hải quân Trung Quốc, theo ICG, lợi dụng các mối căng thẳng trên biển để biện minh cho chương tŕnh hiện đại hóa đầy tham vọng của họ. Chính việc Trung Quốc tăng cường vơ trang là động lực kéo theo cuộc chạy đua vơ trang trong khu vực.
Một cách logic th́ bộ Ngoại giao Trung Quốc phải là cơ quan có thẩm quyền điều phối chính sách biển, tránh t́nh trạng mà giới nghiên cứu về chính sách đại dương của Trung Quốc gọi là « ngũ long nộ hải » hiện nay, tức là t́nh trạng tự tung tự tác của năm cơ quan khác nhau có liên can đến Biển Đông. Có điều, theo ICG, bộ Ngoại giao Trung Quốc lại không có quyền lực mạnh, và không có thẩm quyền đối với các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như các chính quyền địa phương và các tác nhân trong lănh vực kinh tế.
T́nh h́nh lại càng phức tạp hơn với một vấn đề trung tâm khác: Đó là tính chất mập mờ về mặt pháp lư của các đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Bắc Kinh đă nhấn mạnh chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông ghi trên tấm bản đồ “chín đường gián đoạn” do chính họ công bố, xem đấy là những đ̣i hỏi hợp pháp. Tuy nhiên, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc rất mơ hồ, tấm bản đồ “lưỡi ḅ” của họ lại bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông, và không được công nhận theo quy định của pháp luật quốc tế.
Để xoa dịu sự bất b́nh của các láng giềng, Trung Quốc cho biết có kế hoạch tŕnh bày một tuyên bố biên giới trên biển dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nhưng với xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng tại Trung Quốc và dư luận ngày càng muốn chính quyền hành động quyết đoán hơn để bảo vệ chủ quyền đất nước, Bắc Kinh khó có thể lùi bước trên vấn đề chủ quyền lịch sử. Thực tế này lại càng được các lực lượng thực thi pháp luật và các chính quyền địa phương Trung Quốc lợi dụng.
Đối với ông Robert Templer, giám đốc chương tŕnh châu Á của ICG, Biển Đông đă trở thành một vấn đề thiết yếu trong chính sách ngoại giao khu vực của Bắc Kinh. Chuyên gia này nhận định : « T́nh h́nh căng thẳng leo thang từ năm 2009 đă giáng một đ̣n nghiêm trọng vào quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á và làm hoen ố đáng kể h́nh ảnh của nước này. T́nh h́nh Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục bấp bênh, trừ phi Trung Quốc giải quyết được vấn đề phối hợp nội bộ và làm rơ được t́nh trạng mập mờ về mặt pháp lư đang bao quanh các đ̣i hỏi chủ quyền của họ ».
Trọng Nghĩa
Theo RFI