Bộ ảnh "Lao động trẻ em" - hiện thực đau ḷng của thế giới - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-23-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Bộ ảnh "Lao động trẻ em" - hiện thực đau ḷng của thế giới

Không chỉ làm những công việc quá sức, các em c̣n phải lao động trong điều kiện nguy hiểm và đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng, hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ em là lứa tuổi cần được bảo vệ, chăm sóc và yêu thương. Thế nhưng, ở những quốc gia đang phát triển, do kinh tế và hoàn cảnh gia đ́nh khó khăn mà nhiều em nhỏ vẫn phải cực nhọc đi làm kiếm sống. Không chỉ là những công việc quá sức, các em c̣n phải lao động trong điều kiện nguy hiểm và đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng, hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bộ ảnh có tên “Born to work” dưới đây (do nhiếp ảnh gia G.M.B.Akash thực hiện) đă tái hiện tuổi thơ nhọc nhằn của những “lao động nhí” trong các xí nghiệp, công trường ở Bangladesh.


Một trong số hàng ngàn em nhỏ đang làm việc giữa khói bụi trong một xưởng gạch ở ngoại ô Dhaka. Lao động trẻ em là một phần nh́n thấy được trong cuộc sống hàng ngày ở Bangladesh. Đất nước nghèo khó, nạn thất nghiệp tràn lan khiến cho tiền lương của cha mẹ các em không c̣n đủ để trang trải cuộc sống gia đ́nh.V́ thế, có những em bé dù chỉ mới 5-6 tuổi đă bị đẩy đến công trường để làm việc.


Những đứa trẻ đang dùng đầu để vận chuyển gạch. Với mỗi 1.000 viên gạch khuân vác, các em chỉ được trả số tiền công vỏn vẹn 0,9 USD (khoảng 20.000 VNĐ). Theo báo cáo của UNICEF, hiện nay ở Bangladesh, có tới 17,5% trẻ em ở độ tuổi 5-15 phải lao động trong các ngành kinh tế, hầu hết là lao động trái pháp luật. Đáng sợ hơn, thống kê hàng năm cho thấy, số lượng trẻ em bị bóc lột vẫn không ngừng tăng lên.


Mới chỉ 8 tuổi song cậu bé này đă có 3 năm “kinh nghiệm” làm việc trong một nhà máy sản xuất xe kéo. Ở Bangladesh, đa số lao động trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc từ đập gạch, hàn x́ đến sản xuất thuốc lá, khuân vác, khai mỏ, kéo xe... - những việc vốn chỉ dành cho người lớn, hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi và thể chất của các em.


Cậu bé Jainal (11 tuổi) làm việc trong nhà máy sản xuất nồi. Công việc của em bắt đầu từ 6h sáng và chỉ kết thúc khi chiều muộn. Hầu như tất cả các lao động trẻ em ở Bangladesh làm việc ít nhất 10 tiếng/ngày, không có ngày nghỉ và 90% ngủ ở nơi làm việc - đồng nghĩa với việc các em phụ thuộc gần như hoàn toàn vào người sử dụng lao động và bị hạn chế sự tự do.


Cậu bé 13 tuổi - Liyakot Ali làm việc trong một nhà máy sản xuất nồi ở Dhaka. Lấy danh nghĩa “thợ học việc”, chủ nhà máy không hề trả tiền công mà chỉ cho em chỗ ở và nuôi ăn 2 bữa/ngày.

Đối với các ông chủ, lợi nhuận luôn là trên hết và với số tiền công rẻ mạt, lao động trẻ em thực sự là những “món hời”. Tính trung b́nh, mỗi đứa trẻ chỉ được nhận 400-700 taka (khoảng 350.000 VNĐ) cho một tháng làm việc cật lực; trong khi với công việc tương tự, một công nhân trưởng thành có thể kiếm được 5.000 taka (khoảng 3 triệu VNĐ). Điều này được một số xă hội ngầm thừa nhận và chính cái thứ “luật ngầm” nghiệt ngă ấy đang ngày ngày vắt kiệt sức lao động, cướp đi tuổi thơ của những đứa bé đáng thương.


Cô bé này đang cần mẫn dùng chiếc búa để đập gạch thành những mảnh vụn giữa cái nắng cháy da. Đôi tay bé nhỏ vẫn không ngừng làm việc trong khi nói chuyện với nhiếp ảnh gia, bởi chỉ có làm việc cật lực th́ cuối tháng em mới mong có được số tiền 1.200 taka (khoảng 750.000 VNĐ) mang về cho gia đ́nh.


Cô bé Shilu đang sàng đá ở khu Bhollar Ghat, ven bờ sông Piyain. Nhu cầu xây dựng ở Bangladesh đang gia tăng, đẩy giá vật liệu lên cao trong khi nguồn cung cấp cát, đá sỏi lại khan hiếm nên các chủ thầu thường tận dụng cả lao động trẻ em để khai thác các loại vật liệu này.


Một em bé đang được thả xuống hầm mỏ sâu hun hút mà không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào. Nhiều quốc gia đă ban hành Luật Lao động, trong đó nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 14 tuổi và cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các ngành nghề nguy hiểm, độc hại. Tuy nhiên, điều đáng buồn là luật pháp chưa có một cơ chế thực thi đủ mạnh cho các quy định này, khiến những lao động trẻ em vẫn phải làm việc trong điều kiện tồi tệ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.


Trong một sớm mùa đông, giữa băi phế thải c̣n đang bốc khói nghi ngút, cô bé Jasmine (7 tuổi) đang thu lượm những món đồ c̣n tái chế được để bán lấy tiền phụ gia đ́nh. Cha mẹ của em không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy con ḿnh đến nơi đây nhặt rác, bởi nếu thiếu đi một khoản thu nhập dù ít ỏi, họ cũng sẽ không có đủ cái ăn hàng ngày.


Cậu bé Alamin, 8 tuổi này đang “thưởng thức” bữa ăn tại “nơi làm việc” của ḿnh - băi rác Kajla phía Tây thành phố. Cuộc sống bấp bênh ở đất nước nghèo khó khiến những bậc cha mẹ không thể cho con ḿnh quyền lợi chính đáng nhất là được vui chơi, đi học, càng không có khả năng chăm lo cho tương lai của các em.


Shaifur (10 tuổi) làm việc trong nhà máy sản xuất khóa cửa. Cùng một công việc, song cậu không mang khăn che mặt như người đàn ông bên cạnh. Do tiếp xúc với khói bụi lâu ngày nên hệ hô hấp bị tổn thương, nhiều em làm việc ở đây đă mắc bệnh hen suyễn, bụi phổi từ khi c̣n rất nhỏ.


Đôi tay của em bé này đă không c̣n nguyên dạng v́ dầu mỡ và bụi kim loại trong nhà máy sản xuất phụ tùng xe kéo. Môi trường làm việc độc hại đă gây ra những hậu quả không thể phục hồi đối với sự phát triển thể chất b́nh thường của các em.


Một cậu bé bị ông chủ đánh đập chỉ v́ may chiếc áo quá chậm. H́nh ảnh được ghi lại tại nhà máy Narayanganj - trung tâm của ngành công nghiệp may mặc ở Bangladesh. Quốc gia Nam Á này cùng là một trong những xưởng sản xuất đồ giá rẻ xuất khẩu sang các nước phương Tây và khắp thế giới, từ hàng may mặc cho đến các loại hàng hóa tiêu dùng khác. Không ít hàng hóa trong số đó được làm ra bởi sức lao động của trẻ em.


Khi việc sản xuất bị tạm dừng do mất điện, cậu bé và người bạn của ḿnh mới có chút thời giờ nghỉ ngơi. Những đôi mắt thơ ngây đă sớm nhuốm buồn v́ cuộc mưu sinh chật vật.


Giấc nghỉ trưa ngắn ngủi của một công nhân 8 tuổi bên bờ sông Piyain.


Bữa ăn khiêm tốn của hai em nhỏ trong nhà máy. Các em làm việc ở đây cùng cha mẹ và cũng giống như họ, các em không hề biết chữ. Giáo dục ở Bangladesh là miễn phí, tuy nhiên đa số trẻ em đều bỏ học để lao động trước khi hoàn thành bậc tiểu học. Có tới hơn một triệu trẻ em ở nước này chưa từng được đến trường. Sự thực là, giữa cái ăn và học hành, các em không có quyền lựa chọn.


Gánh nặng áo cơm đang ngày ngày đè nặng lên đôi vai c̣n quá nhỏ của những em bé đáng thương. Với các em, có đủ cái ăn đă là chuyện cực nhọc, c̣n được đi học, được vui chơi như bao đứa trẻ khác dường như là mơ ước quá xa vời.


Một em bé đang phơi cá ở đảo Sonadia (Bangladesh). Cá khô là loại thức ăn phổ biến ở vùng Vịnh Bengal và có tới 50.000 nhân công bao gồm cả người lớn và trẻ em làm việc trong các ngành công nghiệp hải sản ở vùng này.


Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt lấm lem của Roubel - một cậu bé 10 tuổi làm việc trong nhà máy sản xuất lưới cửa sắt. Cậu đă là công nhân lành nghề sau khi làm việc như một thợ học nghề không lương trong 2 năm. Tuy nhiên, đến giờ cậu vẫn chỉ kiếm được 500 taka (320.000 VNĐ) mỗi tháng.



Các em nhỏ làm việc trong một xưởng sản xuất bong bóng thủ công.


Giờ nghỉ trưa của những lao động nhí trong nhà máy sản xuất nồi.


Tuy c̣n rất nhỏ nhưng các em đă phải bươn chải để kiếm tiền ăn cho gia đ́nh.


Những cậu bé mang theo sọt đá nặng trên đầu ở khu khai thác cát Bhollar Ghat.

Các công nhân nhí của xưởng gạch làm việc trong môi trường độc hại.


theo mask
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	120421kpkid05ava_0a4f0.jpg
Views:	9
Size:	124.5 KB
ID:	375408
Old 04-23-2012   #2
TOMMY8462
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
TOMMY8462's Avatar
 
Join Date: Jan 2007
Posts: 7,630
Thanks: 241
Thanked 79 Times in 62 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 15 Post(s)
Rep Power: 27
TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7
TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7TOMMY8462 Reputation Uy Tín Level 7
Default

that toi nghiep qua' ah.
TOMMY8462_is_offline  
Old 04-23-2012   #3
eaglevn
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
eaglevn's Avatar
 
Join Date: Jul 2010
Posts: 14,697
Thanks: 4,339
Thanked 5,102 Times in 2,801 Posts
Mentioned: 10 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 943 Post(s)
Rep Power: 31
eaglevn Reputation Uy Tín Level 8
eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8
Default

tội quá, sao không thấy ai sờ gáy mấy tên chủ bóc lột này hết vậy?
eaglevn_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:47.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07403 seconds with 14 queries