Trước tin cá điêu hồng bị nhiễm chất cấm, người tiêu dùng lo ngại “không biết ăn ǵ” v́ những nguy cơ các chất hóa học nằm trong danh mục bị cấm vẫn tồn tại trong các mặt hàng thực phẩm.
Không biết ăn ǵ
Sau khi thông tin của Chi cục Quản lư chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM về cá điêu hồng, một loại cá nước ngọt, đă bị phát hiện nhiễm chất cấm Trifluralin (một loại thuốc nằm trong danh mục bị cấm sử dụng trong thông tư 20/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn) th́ người tiêu dùng tỏ ra lo ngại. Thậm chí, nhiều bà nội trợ băn khoăn với câu hỏi: Biết mua ǵ để ăn?
Tại chợ Thủ Đức sáng 17/4, chị Huỳnh Thị Kim Hoa, một tiểu thương, băn khoăn khi phải lựa chọn các mặt hàng thủy sản. Việc cá điêu hồng, một loại thủy sản được nhiều bà nội trợ ưa chuộng bị phát hiện nhiễm chất cấm đă khiến chị lo lắng cho sự an toàn của bữa cơm gia đ́nh. Bản thân chị Hoa cho rằng, chị không biết Trifluralin là ǵ, nhưng thịt heo th́ nhiễm chất tạo nạc, rau cỏ th́ nhiễm thuốc trừ sâu, ḷng heo được phù phép từ thối thành tươi, trứng gà cũng bị làm giả… th́ không biết gia đ́nh rồi đây sẽ ăn ǵ.
Cá điêu hồng là một mặt hàng thủy sản được yêu thích
Mối quan tâm này cũng là nỗi băn khoăn chung của các tiểu thương mặt hàng thực phẩm. Thực tế, rất nhiều mặt hàng được bày bán ở các chợ hiện nay không được thông qua kiểm tra, kiểm dịch của các cơ quan chức năng. Việc lựa chọn hàng hóa cũng chỉ là dựa trên cảm quan của người mua và bán, không có bất cứ thông tin ǵ khác ngoài kinh nghiệm.
Việc lựa chọn mua cá hoàn toàn dựa vào cảm quan
Bà N.T.C, một người bán cá tại khu vực chợ Nhỏ, quận 9, c̣n dám khẳng định một cách “cứng rắn” rằng: mặt hàng cá của bà hoàn toàn đảm bảo chất lượng và vệ sinh, v́ cá c̣n… khỏe và tươi. Khi được hỏi về sự việc chất Trifluralin được phát hiện trong cá điêu hồng th́ bà C. gần như mù tịt. Bà bao biện: "Cá nước ngọt lớn lên trong tự nhiên, ăn thức ăn tự nhiên, c̣n thức ăn công nghiệp đă được nhà nước quản lư về chất lượng và kiểm dịch y tế th́ có lư ǵ lại nhiễm độc". (?!)
Như vậy, tất cả chỉ c̣n trông cậy vào các cơ quan chức năng.
Cần nhanh chóng truy xuất nguyên nhân
Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho rằng sử dụng Trifluralin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch huyết, do đó, những mối lo ngại của người tiêu dùng hiện nay là hiển nhiên. Các cơ quan quản lư gần như đang “rối như tơ” v́ chưa t́m ra được đâu ra nguyên nhân khiến Trifluralin lại xuất hiện trong mặt hàng cá điêu hồng tại chợ đầu mối B́nh Điền, chợ đầu mối sản phẩm thực phẩm lớn nhất TP.HCM.
Được biết, vụ việc này đă được phát hiện từ trước Tết Nguyên đán năm 2012, các thương lái cung cấp số cá này đă được t́m ra nhưng đầu mối các loại cá th́ vẫn "bặt vô âm tín". Theo BQL chợ B́nh Điền, với khoảng 600 tấn thủy hải sản được tiêu thụ mỗi ngày ở chợ từ gần 20 tỉnh thành khác nhau th́ việc t́m ra đầu mối của sản phẩm cá có chất cấm là rất khó khăn.
Sự phát hiện Trifluralin trong cá điêu hồng là kết quả của một cuộc kiểm tra ngẫu nhiên, không loại trừ việc các sản phẩm khác cũng có thể bị nhiễm. Tuy nhiên, Chi cục quản lư chất lượng và nguồn lợi thủy sản TP.HCM đă nhanh chóng yêu cầu các tỉnh có thủy hải sản nhập về TP.HCM phải tiến hành kiểm tra nguồn sản phẩm nuôi trồng, lấy mẫu xét nghiệm đàn cá nuôi, tuyên truyền các hộ nuôi trồng; đồng thời tiếp tục xét nghiệm nhằm t́m ra nguyễn nhân để đưa ra cảnh báo. Trước mắt, đây là hành động kịp thời để ngăn chặn và hạn chế chất cấm trong sản phẩm thủy sản.
Sẽ có nhiều mối quy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng nếu cơ quan chức năng không sớm hành động triệt để
Có hàng ngàn nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long như ông Hai Trà, Tiền Giang đang lập bè nuôi cá điêu hồng. Với họ, đây là nguồn thu nhập chính của gia đ́nh. Bản thân người dân như ông Hai Trà cũng cảm thấy bối rối trước thông tin về chất cấm này. Ông cho rằng, có thể các sản phẩm thủy sản đă bị nhiễm Trifluralin trong quá tŕnh cải tạo ao hồ hoặc chữa dịch bệnh cho cá.
Không thể hoàn toàn đổ lỗi cho dân về việc cá nhiễm chất cấm, v́ theo ông Trà, có nhiều loại thuốc kháng sinh khác tốt và rẻ hơn Trifluralin, không dại ǵ họ lại sử dụng chất này để sản phẩm của họ phải bị đưa vào "tầm ngắm" của các cơ quan chức năng. Ông Trà chia sẻ: “Hy vọng sự việc sẽ sớm được cơ quan chức năng làm rơ, sớm truy xuất ra đầu mối cung cấp nguồn thủy sản có nhiễm Trifluralin để bà con nông dân và thương lái có thể yên tâm sản xuất và mua bán”.
Trong thông tư 20/2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đă đưa Trifluralin vào danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tại kèm theo với thông tư số 15/2009. Đồng thời, trong thông tư 64/2010 cũng đă đưa 44 sản phẩm có chứa hóa chất này ra khỏi danh mục sản phẩm xử lư, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành.
Tháng 9/2010, phía Nhật Bản đă phát hiện một lô hàng tôm sú Việt Nam có dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép. Nhật Bản đă cho phép áp dụng chế độ tăng cường lấy mẫu giám sát Trifluralin với tần suất 30% số lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện thêm một lô hàng nhiễm Trifluralin vượt mức cho phép, Nhật Bản sẽ áp dụng ngay chế độ kiểm tra 100% các lô hàng nhập khẩu của Việt Nam.
Ở Việt Nam, theo các nông dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhiều năm trước đây Trifluralin vẫn được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh trị nấm và rêu. Tuy nhiên, theo đa số nông dân được hỏi cho biết, những khuyến cáo của cơ quan chức năng vẫn được họ lưu tâm.
Đ.S
Theo Infonet