T-55 ‘vừa chạy vừa bắn’ trên biển
Với bộ phao đặc biệt, các nhà kỹ thuật Liên Xô đă giúp T-55 dễ dàng vượt sông, biển, điều mà các ḍng xe tăng chiến đấu chủ lực không thể làm được.
Các ḍng xe tăng chiến đấu chủ lực đều được thiết kế để có khả năng lội nước, tuy vậy cách nó vượt khác với những chiếc xe thiết giáp, xe tăng lội nước chuyên dụng.
Khác với các một số loại xe thiết giáp chở quân, xe tăng lội nước có thiết kế nhẹ, được gắn động cơ chân vịt, xe tăng chiến đấu chủ lực có trọng lượng nặng, không có chân vịt nên việc lội nước chậm chạm và khó khăn. Thậm chí, để di chuyển qua khu vực sông nước, kíp xe phải thực hiện một loạt thao tác để ngăn nước vào xe, dựng ống thở để đảm bảo dưỡng khí cho tổ lái... Bộ phận ống thở được thiết kế khá lớn đủ để một người chui lọt qua.
Khi vượt sông, xe tăng sẽ lăn bánh ở dưới mặt nước thay v́ nổi như ḍng xe chuyên dụng. Tuy nhiên, do hạn chế chiều cao ống thở, nên không phải khúc sông với bất kỳ độ sâu nào xe tăng chiến đấu chủ lực cũng vượt qua được.
Thông thường, đối với xe tăng Nga (T-55, T-62, T-72, T-80, T-90), độ sâu cho phép khi vượt sông khoảng 5m, hoặc không có ống thờ th́ độ sâu tối đa chỉ vào khoảng 1-2m. Ngoài ra, thời gian chuẩn bị cho xe tăng vượt sông cũng là trở ngại.
Để cải thiện khả năng lội nước của xe tăng chiến đấu chủ lực, năm 1962, các nhà khoa học Liên Xô đă thực hiện dự án khá táo bạo khi thiết kế thiết bị nổi trọng lượng nhẹ PS-1 trang bị cho xe tăng chiến đấu chủ lực T-55.
PS-1 có khối lượng 5,5 tấn, gồm 2 khối thiết bị nổi được chuyển chở trên các xe tải dưa tới khu vực tập kết tăng. Trước khi xuống nước, xe tăng được gắn chặt với PS-1. Sau khi hoàn thành, chiếc xe sẽ di chuyển xuống nước bằng bánh xích của nó.
Khi xuống nước, bộ phao lớn sẽ làm chiếc xe có thể nổi và lướt trên mặt nước bằng chân vịt lắp trên phao. Với cách làm này, T-55 có thể nổi và di chuyển với tốc độ 12km/h trên mặt nước, thậm chí có thể triển khai chiến đấu, bắn pháo khi đang di chuyển, xả khói ngụy trang…
Dưới đây là đoạn clip về xe tăng T-55 vượt biển bằng thiết bị PS-1:
|