Kịch bản viễn cảnh bán đảo Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-10-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Kịch bản viễn cảnh bán đảo Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa

T́nh h́nh bán đảo Triều Tiên sẽ thế nào sau vụ phóng tên lửa sắp tới của B́nh Nhưỡng? Đây đang là câu hỏi được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay khi mà Triều Tiên đă gần như hoàn tất khâu chuẩn bị cho vụ phóng và giờ “G” cũng sắp điểm.



Chân dung dung cố Chủ tịch Kim Jong-il bên cạnh h́nh ảnh tên lửa Unha-3 của Triều Tiên.

Những ngày nay, thế giới đang nín thở theo dơi từng động thái ở Triều Tiên, khi chỉ c̣n vài ngày nữa nước này sẽ tiến hành một loạt sự kiện quan trọng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Nhưng trái ngược với tâm lư quan ngại của cộng đồng quốc tế, người dân Triều Tiên lại háo hức hơn bao giờ hết trước những kế hoạch lớn mà giới chức lănh đạo đất nước đă lên kế hoạch thực hiện trong vài ngày tới.

Theo kế hoạch, Triều Tiên sẽ tiến hành Đại hội đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 11/4 để bầu nhà lănh đạo Kim Jong-un vào chức danh Tổng bí thư, thay thế người cha Kim Jong-il đột ngột qua đời hôm 27/12 năm ngoái. Tiếp đó là việc B́nh Nhưỡng sẽ cho phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 bằng tên lửa đẩy tầm xa Unha-3 từ ngày 12 - 16/4.

Để đối phó với vụ phóng của Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đă phải đẩy nhanh tiến độ bố trí các tàu khu trục lớp Aegís mang tên lửa đạn đạo đến các vùng biển quanh Triều Tiên.

Hàng trăm khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot cũng đă được Nhật Bản triển khai tới các địa phương trên cả nước, kể cả thủ đô Tokyo, để bắn hạ tên lửa trong trường hợp tên lửa hoặc mảnh vỡ của nó rơi xuống lănh thổ Nhật Bản.

Trong bối cảnh ấy, điều khiến dư luận quốc tế quan tâm nhất hiện nay không phải là việc B́nh Nhưỡng có tiến hành vụ phóng vệ tinh hay không, mà là vụ phóng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên, khu vực duy nhất trên thế giới hiện nay về mặt kỹ thuật vẫn c̣n trong t́nh trạng chiến tranh.

Có hay không một cuộc "đại chiến tên lửa"?

Dù không hoàn toàn bác bỏ giả thuyết này, song giới chuyên gia cho rằng khả năng xảy ra một trận đại chiến tên lửa là không cao. Theo các chuyên gia, phương Tây và các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ không thể tùy tiện hành động mà không tính tới những hậu quả tiềm tàng có thể xảy ra.

Hiện tại, mặc dù Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đă chuẩn bị khá kỹ cho phương án đối phó với tên lửa của Triều Tiên, nhưng điều đó không có nghĩa ba nước này có đủ sức chống đỡ trước những "trận đ̣n trả đũa khốc liệt" của B́nh Nhưỡng. Không ai biết chắc rồi đây Triều Tiên sẽ đáp trả như thế nào đối với những lực lượng dám "cả gan" bắn hạ tên lửa mà nước này sử dụng để đưa vệ tinh thu thập dữ liệu địa trắc lên quỹ đạo.

V́ thế, nếu để xảy ra chiến tranh, chắc chắn phương Tây sẽ phải hao tốn không ít công của, cũng như các nỗ lực ngoại giao cho cuộc chiến. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.

Bởi thông thường, phát động một cuộc chiến đă khó, nhưng khép lại cuộc chiến đó c̣n khó hơn nhiều. Với những quan điểm cứng rắn và nhất quán của Triều Tiên xưa nay, chắc chắn nước này sẽ không dễ dàng đồng ư hạ vũ khí và quay trở lại bàn đàm phán. Do đó, một cuộc chiến trong khu vực, nếu xảy ra, sẽ kéo dài chưa biết khi nào mới đến hồi kết. Và cùng với đó, một cuộc chạy đua hạt nhân cũng sẽ nhanh chóng được kích hoạt với tốc độ chóng mặt tại khu vực này.

Vậy mọi việc sẽ diễn biến theo chiều hướng nào nếu phương Tây chọn giải pháp không bắn chặn tên lửa của Triều Tiên? Khi ấy, sẽ có hai khả năng. Thứ nhất, Triều Tiên thực hiện thành công vụ phóng và thứ hai là nước này thất bại.

Nhưng dù thành công hay thất bại, trong cả hai trường hợp này, hậu quả để lại đều ít hơn nhiều so với việc phát động một cuộc chiến. Theo đánh giá của giới chuyên gia, ngay cả khi vụ phóng không thành công, khiến mảnh vỡ tên lửa rơi xuống vùng biển Nhật Bản, th́ những tác hại do vụ phóng gây ra cũng vẫn nhẹ hơn so với trận pháo kích trên đảo Yeonpyeong cách đây 2 năm.

Bán đảo Triều Tiên có rơi vào t́nh trạng mất kiểm soát?

Nếu không xảy ra "đại chiến tên lửa", liệu sóng gió của việc Triều Tiên phóng vệ tinh có đẩy bán đảo này vào t́nh trạng mất kiểm soát?

Theo giới phân tích, khả năng này cũng rất khó xảy ra, song những ảnh hưởng lâu dài của vụ phóng là không thể xem nhẹ.

Tất nhiên trong bối cảnh hiện nay, ban lănh đạo mới ở Triều Tiên thừa hiểu những thiệt hại mà nước này sẽ phải gánh chịu khi cố t́nh thực hiện vụ phóng. Thiệt hại ngay trước mắt là việc Triều Tiên sẽ phải hứng chịu thêm các lệnh trừng phạt quốc tế, bị cắt các khoản viện trợ lương thực của Mỹ và phủ bóng đen lên triển vọng nối lại đàm phán 6 bên cũng như đàm phán song phương Mỹ - Triều.

Nhưng đó chỉ là về mặt đối ngoại. Trong chính sách đối nội, vụ phóng vệ tinh lại mạng đến cho ban lănh đạo mới ở Triều Tiên một sức hút rất lớn đối với người dân. Vụ phóng vừa thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, vừa cho thấy sự đồng ḷng quyết tâm của các thế hệ lănh đạoTriều Tiên trong việc tiếp nối chính sách phát triển đất nước qua từng thời kỳ.

Nếu nh́n theo góc độ này, có thể thấy rằng vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên nhằm mục đích đối nội nhiều hơn đối ngoại. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi ban lănh đạo mới của Triều Tiên đang cần tạo ra một màn ra mắt đầy ấn tượng, đồng thời cũng để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Triều Tiên đă có một cuộc chuyển giao quyền lực đầy suôn sẻ.

Tất nhiên, sau khi phóng vệ tinh, sự nghi ngại của phương Tây đối với B́nh Nhưỡng chắc chắn sẽ tăng lên. Mức độ đối lập và sự bất tín nhiệm lẫn nhau sẽ cản trở khả năng tái khởi động đàm phán 6 bên và t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục rơi vào bế tắc.

Thế nhưng lịch sử từng cho thấy, nếu không có điều ǵ bất thường, sau khi phóng vệ tinh, Triều Tiên sẽ lại t́m cách trở lại con đường ḥa hoăn với Mỹ. “Hy vọng rồi lại thất vọng”, “sau căng đến chùng” vẫn là phong cách hành xử của Triều Tiên từ trước đến nay.

Điều quan trọng là phương Tây dường như đă quá quen với điều này.


Vũ Anh
theo dantri
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Ten-lua-Unha3-cua-Trieu-Tien_1893c.jpg
Views:	7
Size:	9.8 KB
ID:	372333
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:46.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06909 seconds with 14 queries