- Ngôi nhà gia đ́nh NSƯT Nguyễn Chánh Tín ở nằm sâu trong khu cư xá Bắc Hải, quận 10, TPHCM. Bước sang tuổi 60, nhưng vẻ lịch lăm của "Đại tá Nguyễn Thành Luân" với phong cách người Sài G̣n vẫn c̣n nguyên vẹn trong anh, đặc biệt là nụ cười vẫn tươi măi theo năm tháng…
Cái duyên với vai "Đại tá"
Trước năm 1975, Nguyễn Chánh Tín nổi tiếng là một ca sĩ được nhiều fan hâm mộ. Rồi cái duyên đến với nghiệp diễn của Chánh Tín cũng t́nh cờ. Anh kể: "Sau giải phóng cuộc sống khốn khó. Tôi từng đi bán rau muống, bán thơm, sửa xe đạp kiếm tiền nuôi vợ con. Rồi tôi đi hát ở tỉnh lẻ, không đủ nuôi cơm ngày hai bữa cho gia đ́nh". Năm 1982, vượt biên không thành anh bị giam trong trại. Lúc đó, tinh thần anh suy sụp và nghĩ "thế là tiêu đời".
Đại tá Nguyễn Thành Luân (ảnh tư liệu).
Duyên nghiệp thế nào mà lúc ấy bộ phim Ván Bài Lật Ngửa đang t́m vai diễn viên chính. "Rất nhiều diễn viên được lựa chọn nhưng cũng không xong, ông Sáu Thảo (tức Dương Đ́nh Thảo, là Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin bấy giờ) chợt nhớ ra: C̣n một thằng đang trong trại nữa, hy vọng nó đóng vai này được, cho nó ra đóng phim chuộc tội.
Nhiều người e dè v́ biết tôi đang ở trại giam, ông Sáu Thảo quả quyết: Tôi sẽ bảo lănh nó ra trại để giao nhiệm vụ. Ông Sáu Thảo vào trại gặp tôi. Ông hỏi: Chú c̣n vượt biên nữa không? Tôi than với ông: Em vượt biên chẳng qua v́ cuộc sống gia đ́nh cực quá! Ông đă bảo lănh cho tôi ra tù để nhận vai diễn".
Chánh Tín và Thương Tín (phải) với một cảnh trong phim Ván bài lật ngửa (ảnh do nhân vật cung cấp).
May mà thời đó làm phim đen trắng
Với vai nhân vật lịch sử này là một áp lực đối với Chánh Tín, đại tá Phạm Ngọc Thảo là một sĩ quan có bản lĩnh chính trị và tài ngoại giao rất sắc sảo. Ông là người có nhiều ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến tranh và là thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính bất thành vào những năm 1964 - 1965. Đă hơn một lần Chánh Tín nghĩ cách từ chối vai diễn nhưng lại không nỡ phụ ḷng mong mỏi của những người đă tin tưởng vào anh. Hơn nữa, nghĩ đi nghĩ lại th́ đây cũng là một cơ hội hiếm hoi cho anh làm lại từ đầu.
Kể từ khi gật đầu nhận vai, anh lao vào đọc kịch bản, t́m tư liệu về nhân vật với tất cả tâm huyết của ḿnh. "Tôi không quản thời gian đi t́m tài liệu về nhân vật và t́m gặp những cán bộ lănh đạo công an t́m hiểu tác phong, tính cách của người cán bộ t́nh báo để nhập vai - Nguyễn Chánh Tín nhớ lại. Khi được xem những tư liệu về bác Phạm Ngọc Thảo, tôi đă h́nh dung được một h́nh ảnh xuyên suốt để nhập vai.
Tôi nghĩ, người sĩ quan nằm vùng th́ đương nhiên bên ngoài nh́n phải giống người Sài G̣n chứ nh́n ra người cộng sản th́ lộ ngay. Phải thể hiện tinh thần, tâm hồn người cộng sản, nhưng tác phong đi đứng, cách ăn nói là phong thái của người Sài G̣n cũ, cũng may cái phong thái phải thể hiện là người Sài G̣n th́ tố chất của tôi lại có tất cả điều đó".
Nhiều đêm trăn trở với vai diễn, có khi nghĩ ra một cử chỉ, giọng điệu nào là bật dậy tập hoặc ghi vào sổ để khỏi quên. Có lần đang đêm chợt nhớ trong kịch bản có cảnh Nguyễn Thành Luân bước ra khỏi chiếc xe Traction Citroen chậm răi hút thuốc, tôi bật dậy tập đi tập lại.
Tham gia vai diễn, tôi gần như phó thác trách nhiệm gia đ́nh cho bà xă. Biết chồng đam mê nên Bích Trâm thông cảm sẻ chia nhiều. Anh nhớ lại: "Vai diễn đó tôi gắn bó nhiều nhất với cái áo choàng và cái nón nỉ, nó mang phong cách tầng lớp thượng lưu thời đó. Lúc ấy, đến cái ăn c̣n không đủ th́ lấy đâu tiền mua áo choàng hay nón nỉ. Cuối cùng, áo choàng được thay thế bằng chiếc áo mưa cũ của quân đội Mỹ, cái nón nỉ, tôi phải đi thuê". Nụ cười hóm hỉnh c̣n nguyên vẹn trên môi người nghệ sĩ: "May mà thời đó làm phim đen trắng chứ quay màu như bây giờ là "bể" hết".
Có thể nói Nguyễn Thành Luân là một vai lớn đối với điện ảnh Việt Nam bấy giờ, làm sống lại cả một thời kỳ lịch sử, lại được thực hiện trong một giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Đoàn làm phim quay trong thời gian hơn 5 năm với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
"Cơm nước ăn như bộ đội, diễn viên, đạo diễn, chuyên viên kỹ thuật đều chuyên trị rau luộc, canh toàn nước và chén mắm kho hay chút cá khô mặn. Nước mắm không có mà ăn, phải lấy nước muối pha màu", Nguyễn Chanh Tín nhớ lại.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín tại nhà riêng.
"Xin chào đại tá Nguyễn Thành Luân"
Hạnh phúc vô cùng khi vai diễn với tất cả tâm huyết của anh đă in sâu đậm trong ḷng khán giả. Nguyễn Chánh Tín xúc động kể: "Một lần cùng đoàn nghệ sĩ đến phà Gianh, Quảng B́nh, gặp băo nên bị kẹt phà, cả ngàn xe xếp hàng rồng rắn. Đột nhiên có người phát hiện ra Chánh Tín trong đoàn nghệ sĩ. Thế là tất cả các xe đều nhường xe chở Chánh Tín qua phà. Một bác tài cố với người ra khỏi xe "Xin chào đại tá Nguyễn Thành Luân".
Đời một nghệ sĩ như tôi chưa bao giờ được như thế. Bao chuyện dở khóc, dở cười. Đi đến đâu tôi cũng phải che kín mặt, đeo kính đen, ngủ chỗ nào phải vô ra như hoạt động bí mật. Có lần tại sân vận động Pleiku, hàng ngàn khán giả chen lấn xô đẩy vào xem chương tŕnh có tôi tham gia, cánh cửa sắt sân vận động đổ sập...".
NSƯT Nguyễn Chánh Tín vui v́ đă làm trọn bổn phận với gia đ́nh, với sự nghiệp diễn viên điện ảnh, một vai diễn lớn để đời với anh là quá đủ. Khi chuyển qua làm nhà sản xuất, anh vẫn hừng hực bầu nhiệt huyết trên phim trường. Bao dự định tiếp tục cống hiến cho điện ảnh nước nhà c̣n phía trước...
"Ván bài lật ngửa" là bộ phim đen trắng dài 8 tập, kịch bản của Nguyễn Trường Thiên Lư, được hăng phim Giải Phóng sản xuất từ năm 1982-1987, được coi là đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam. Nhân vật đại tá Nguyễn Thành Luân do Nguyễn Chánh Tín thủ vai đă đưa anh từ một ca sĩ trở thành một diễn viên điện ảnh nổi tiếng suốt mấy chục năm qua.
Quỳnh Hương
theo bee