Tộc người Vân Kiều, Ma Coong, Mày, Sách… sinh sống dọc theo dăy Trường Sơn (thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Quảng Trị) có một hủ tục rùng rợn là chôn sống những đứa trẻ sơ sinh khi nó vừa chào đời mà mẹ nó bị chết. Theo tập tục có từ lâu đời, hễ cứ những đứa trẻ nào mới sinh ra mà mẹ bị chết sẽ được an táng vào rừng ma để linh hồn nó theo mẹ về với Giàng. Đă có rất nhiều câu chuyện đau ḷng xảy ra quanh hủ tục lạc hậu này.
Già làng và ông Y Cư làm lễ “xuất hành” trước khi bước vào rừng ma.
Chiều về trên vùng rừng núi miền Tây Quảng B́nh, sương trắng phủ khắp mọi nẻo đường, cái lạnh thấm sâu vào từng thớ thịt. Dọc theo con đường Hồ Chí Minh vắng ngắt, những khu “rừng ma” nằm ẩn ḿnh phía sau b́a rừng càng tô thêm vẻ huyền bí đến rợn người của xứ này.
Thỉnh thoảng lại có tiếng chim thảng thoáng, vỗ cánh bay vọt bầu trời đen đặc mây phủ. Len lỏi giữa những tán rừng Trường Sơn hùng vĩ, chúng tôi t́m đến Cà Rọng khi mặt trời đă gác núi.
Nỗi ám ảnh bao đời giữa núi rừng
Dọc theo con suối trong vắt, những phụ nữ dân tộc Ma Coong lầm lũi về bản với những sản vật mang theo của thiên nhiên ban tặng. Nh́n những phụ nữ hiền lành bế trên tay những đứa trẻ thơ mũm mĩm cười, tôi bỗng chợt nghĩ đến một hủ tục rợn người nơi đây, cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng.
Bên bếp lửa sáng rực một góc nhà, già làng Đinh Hợp chậm răi châm điếu thuốc rồi kể về lời nguyền của tộc người ḿnh. “Người Ma Coong, người Khùa, Sách, Mà ở dưới tán rừng Trường Sơn này là những người luôn sợ ma.
Họ sợ đến nỗi, khi có người thân mất, người Ma Coong đem vào rừng sâu chôn, sau đó họ chạy bán sống bán chết về bản v́ sợ con ma đuổi theo về nhà.
Không biết tự lúc nào, đời này qua đời khác người Ma Coong luôn rỉ tai nhau một lời nguyền“Giàng bảo, nếu người mẹ chết mà con không chôn theo th́ con ma mẹ luôn về nhà quấy nhiễu những người c̣n sống. Phải chôn theo thôi, ai không làm theo th́ cả bản bị con ma bắt”.
Theo già Đinh Hợp, cũng bởi từ lời nguyền này mà biết bao cảnh tượng kinh hoàng đă âm thầm xảy ra nơi thung lũng yên b́nh này.
Đă gần 20 mùa rẫy trôi qua, nhưng già Hợp vẫn nhớ như in ngày cả bản làng chứng kiến cảnh chôn sống đứa con thơ chưa đầy tháng tuổi của ông Y Cư (68 tuổi, bản Khe Rung). Vào một ngày cuối Đông năm 1994, vợ Y Cư là Đinh Thị Kén chuyển dạ sinh đứa con đầu ḷng.
Do bị băng huyết nên bà Kén chết sau đó 2 ngày, may mắn chỉ kịp cứu được đứa con thơ. Những tưởng, đứa trẻ bất hạnh không có mẹ sẽ được dân làng yêu thương đùm bọc, che chở. Nhưng rồi theo lời nguyền, dân bản t́m đến nhà Y Cư yêu cầu ông phải chôn sống đứa con theo mẹ ḿnh.
“Hồi ấy, thằng Y Cư đau khổ lắm, nó khóc thét như điên dại. Nhưng v́ lệ làng bao đời nay, nó phải cắn răng mà làm theo. Lúc ấy, tôi đă chạy bộ gần 20 km đường rừng để lên cầu cứu Đồn biên pḥng giúp đỡ.
Nhưng khi tôi và 2 cán bộ xuống đến bản th́ đứa con Y Cư đă bị làng ‘ép’ chôn sống” - già Đinh Hợp kể chua xót. Cũng đă gần 20 mùa rẫy trôi qua, nhưng nỗi đau mất đứa con thơ đầu ḷng vẫn hằn in trên khuôn mặt hốc hác, đen đúa của Y Cư.
Ông ngồi trầm ngâm bên bếp lửa, hướng ánh mắt nh́n ra phía b́a rừng xa xa rồi thở dài:
“Lúc dân bản kéo đến, đứa trẻ vẫn ngủ yên trên tay của tôi. Nghe tiếng ồn ào, nó trở ḿnh cựa quậy nhưng rồi cũng chui vào ḷng tôi ngủ tiếp đi. Khi đặt nó vào quan tài, bên cạnh thi thể của vợ tôi th́ nó khóc thét lên. Dù đến chết, tôi vẫn nhớ như in tiếng khóc đó…” - ông Y Cư ngẹn ngào nước mắt.
Cùng là nạn nhân của lời nguyền oan nghiệt, già Y Hắt (64 tuổi, người cùng bản với Y Cư) đau đớn, xót xa khi nhớ về cái ngày ông phải tự tay chôn sống đứa con do ḿnh đứt ruột đẻ ra. Già Y Hắt nhớ lại “Bước vào mùa rẫy năm 1993, vợ tôi (bà Y Mốc – P.V), mang thai và sinh được một đứa con gái.
Nhưng do không cẩn thận nên Y Mốc bị muỗi đốt, sốt xuất huyết. Cứ nghĩ là bệnh nhẹ, để ở nhà mời thầy đến cúng sẽ khỏi nên tôi không đưa đi bệnh viện. Được 3 ngày th́ bệnh t́nh vợ tôi càng nặng hơn.
Gia đ́nh chuẩn bị cáng đưa đi bệnh viện th́ bà ấy tắt thở ngay trên giường”. Nh́n đứa con thơ nằm khóc bên xác người mẹ đă nguội lạnh, Y Hắt đau đớn, tuyệt vọng. Nhận được tin dữ, già làng cùng dân bản kéo đến chia buồn.
Họ mang theo đồ cúng và mọi thứ nghi lễ để tiễn bà Y Mốc về với Giàng. Khi thi thể Y Mốc chuẩn bị đưa xuống huyệt sâu th́ dân bản bắt Y Hắt phải chôn sống đứa con thơ đang khóc ré v́ thiếu sữa.
Dù biết đó là “lệ làng”, nhưng Y Hắt vẫn muốn giữ đứa bé lại. Ông gào khóc thảm thiết, chạy đến quỳ xin từng người trong bản, xin đừng chôn sống con ông.
Gào đến hết nước mắt, nhưng người làng vẫn một mực bắt Y Hắt thực hiện theo lời nguyền. “Dân bản nói, nếu không chôn sống đứa bé th́ ma Y Mốc sẽ hiện về đ̣i con và bắt cả làng. Họ sợ, không dám căi lại Giàng” - Y Hắt nói.
Đưa đôi tay gầy guộc lên trước mắt, Y Hắt nói trong nước mắt “Chính tay tôi đă chôn sống đứa con ba ngày tuổi. Nó khóc dữ lắm, hai tay cứ bấu chặt lấy áo tôi, không chịu buông”. Khi dân bản lấp đất chôn con, ông Y Hắt đă khóc ngất.
Bộ đội Biên pḥng phổ biến kiến thức, pháp luật cho bà con người dân tộc ở miền núi Tây Quảng B́nh.
Theo già làng Đinh Hợp, ở bản Cà Ṛong 1 (xă Thượng Trạch) c̣n có một hoàn cảnh thương tâm hơn, khi người cha phải tự tay chôn sống 2 người con cùng người vợ c̣n thoi thóp thở.
Người đàn ông bất hạnh ấy là ông Y Hoi. Câu chuyện xảy ra cách đây hơn 23 năm, nhưng đến giờ mỗi lần nhắc lại, ông Hoi vẫn nghẹn ngào, đau đớn.
Năm 1989, vợ ông là bà Y Bắp hạ sinh đôi, hai đứa con trai kháu khỉnh. Nhưng theo lời ông Hoi, v́ Giàng “bắt tội” nên bà Y Bắp mắc một thứ bệnh kỳ quái, mọc mụn đỏ khắp người, sức khỏe ngày càng suy kiệt.
Nghe tin bà Y Bắp mắc chứng bệnh quái lạ, người làng hung hăn kéo đến vây quanh nhà Y Hoi đ̣i ông chôn sống cả ba mẹ con. Dù giải thích thế nào đi nữa th́ dân bản vẫn nhất quyết phải chôn sống ba người bị Giàng phạt tội.
Nuốt nước mắt vào trong, ông Y Hoi lấp đất, chôn sống hai đứa con thơ và người vợ mắc “quái bệnh”. Ông Hồ Thành, Chủ tịch UBND xă Thượng Trạch cho hay: Từ trước đến nay, ở các địa phương miền núi phía Tây Quảng B́nh đă xảy ra nhiều trường hợp chôn sống con theo mẹ, thống kê không hết được.
“Tưởng chừng hủ tục này đă bị loại bỏ cách đây gần 40 năm, nhưng nay lại có nguy cơ tái diễn” – ông Thành khẳng định.
Xâm nhập rừng ma của những đứa trẻ bị chôn sống
Ngủ lại một đêm ở nhà già làng Đinh Hợp, sáng hôm sau, chúng tôi xin trưởng bản được theo chân già làng đi “diện kiến” rừng ma, nơi an nghỉ của những sinh linh chết v́ lời nguyền. Sau lễ cúng Giàng với đầy đủ các lễ vật gồm: gà, xôi và rượu cần, đoàn chúng tôi mới được “cấp phép” vào rừng ma.
Con đường dẫn đến khu b́a rừng phía Tây ngôi làng yên ắng đến rợn người, chỉ nghe có tiếng thở và tiếng bước chân của đoàn người “thám hiểm”.
Theo quan niệm của các tộc người: Ma Coong, Vân Kiều, Mày, Sách… cái chết là sự trở về với rừng xanh, chốn linh thiêng nhất. Ở đó, người chết vẫn có một thế giới đầy đủ với đầy đủ mọi sinh hoạt, cho nên “rừng ma” là nơi bất khả xâm phạm.
Duy chỉ có già làng, người được Giàng phái xuống mới có thể đặt chân đến. Khắc hẳn với những khu nghĩa trang hài nhi ở đồng bằng mà chúng tôi từng đến, các khu mộ ở đây to lớn hơn b́nh thường. “Các ngôi mộ ở đây thường chôn từ hai người trở lên.
Hầu hết là mộ mẹ - con. Mỗi lần trong bản có người chết khi sinh con th́ cả hai được đem ra đây chôn cất. C̣n dân b́nh thường trong bản th́ chôn ở phía bên kia quả đồi” - già Đinh Hợp vừa kể vừa chỉ về phía xa, nơi tán rừng rợp bóng cây, âm u, mù mịt.
Theo tục lệ của người Ma Coong hay Vân Kiều th́ khi đă chôn thi thể xuống đất, lấp lại th́ không ai lui tới rừng ma nữa. Muốn đến th́ phải làm lễ cúng trước khi xuất hành. Nhưng mỗi năm cũng chỉ được tới duy nhất một lần v́ sợ con ma rừng sẽ theo về.
Lệ làng là vậy, nhưng già Đinh Hợp cho biết “Ngày trước, do nhớ vợ, nhớ con nên vào ban đêm, thằng Y Cư và Y Hắt trốn vào rừng ma thăm mộ. Dân bản biết được, sợ con ma theo về bản nên đuổi hai đứa nó đi biệt xứ.
Bẵng đi hai năm, khi chuyện cũ đă qua th́ hai đứa mới dám trở về bản sinh sống”. Một điều “kỳ dị” là trên tất cả các ngôi mộ ở khu rừng ma không thắp nhang, đèn mà chỉ có những cây gai rừng được cắm chi chít quanh mộ. Duy chỉ có một số ngôi mộ đă được dỡ bỏ cây gai và có thắp hương.
Đứng bên mộ vợ và đứa con trai, Y Cư ngậm ngùi lau những giọt nước mắt lăn dài trên má, châm lửa thắp nén hương:
“Ngày trước, mộ vợ con tôi cũng bị dân bản dựng rào gai chắn. Họ sợ bị con ma nằm dưới mộ đuổi theo quấy rầy nên rào cây xung quanh. Tôi sợ vợ con dưới ấy tủi thân nên đang đêm đến lấy vứt đi” - Y Cư nói như thế.
Mặt trời dần lên cao, ánh nắng chiếu xuyên qua tán rừng nhưng dường như chướng khí nơi đây vẫn chưa tan. Đứng cạnh một ngôi mộ lớn, già Đinh Hợp trầm ngâm kể:
“Ngôi mộ này được chôn cách đây ba năm, mấy cây gai đă mọc mầm. Dưới kia là nơi an nghỉ của người mẹ chưa đầy 16 tuổi và đứa con thơ vừa lọt ḷng”. Nói đến đây, bất giác già Đinh Hợp trào những giọt nước mắt thương xót.
Năm 2009, cô gái Đinh Thị Ḥe (16 tuổi) yêu và có thai với một người con trai ở bản khác. Chàng trai sau khi đă chiếm đoạt sự trinh trắng của một đời con gái đă “quất ngựa truy phong”. Gia đ́nh cô gái hờn tủi đưa con gái về nuôi và chờ ngày sinh hạ cháu ngoại.
Nhưng khi đứa con thơ vừa cất tiếng khóc chào đời th́ người mẹ trẻ cũng kiệt sức mà qua đời. Dân bản lại theo lệ cũ kéo đến đ̣i chôn chung đứa trẻ nhỏ với mẹ nó.
Trước sức ép của bản làng, gia đ́nh Ḥe đành đau xót nh́n cảnh hai mẹ con bị chôn chung dưới một nấm mồ. “Tôi đă không về kịp để cứu cháu bé, giờ nghĩ lại thấy xấu hổ và ân hận vô cùng” - già Đinh Hợp xúc động nói.
Rời khu rừng ma khi ánh chiều tà chỉ c̣n hắt lại chút ánh sáng yếu ớt vào những nấm mồ mẹ - con, một cảm giác buồn tê tái xâm chiếm tâm hồn đoàn khách phương xa.
Rồi đây, sẽ c̣n biết bao nhiêu sinh linh bé bỏng, vô tội phải chịu cảnh chôn sống v́ một lời nguyền oan nghiệt đă tồn tại hàng trăm năm.
( theo phunutoday )