- Ngoài các chiến hạm, Hải quân Việt Nam còn có sự hỗ trợ từ các tổ hợp tên lửa đối hạm phóng từ đất liền để bảo vệ chủ quyền trên biển, tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh là một trong số đó.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO định danh là SSC-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980. Tổ hợp 4K51 gồm một xe mang bệ giá phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ của Việt Nam bắn đạn thật
KT-161 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm P-15M. Tên lửa có chiều dài 6,5m, đường kính thân 0,76m, trọng lượng phóng 2,5 tấn. Nó lắp một động cơ rocket nhiên liệu lỏng, tốc độ hành trình cận âm, tầm bắn tối đa 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513kg.
Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh của Việt Nam
Khi phóng, động cơ rocket sẽ đưa P-15M rời bệ, đạt độ cao ổn định động cơ chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 25-50m. Ở pha giữa, tên lửa được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính và ở pha cuối dùng radar chủ động.
Ngày nay, P-15M có kiểu dáng khá lớn, tốc độ chậm khó có khả năng xuyên phá được chiến hạm hiện đại có hệ thống phòng thủ tiên tiến. Nhưng nó vẫn rất hữu hiệu với tàu vận tải, tàu đổ bộ vốn không có khả năng tự bảo vệ không cao. P-15M cũng là loại tên lửa chủ lực được trang bị cho nhiều chiến hạm của Hải quân Việt Nam như: tàu cao tốc tên lửa Osa II, project 1241.1 Tarantul.
Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh của Việt Nam, Tổ hợp tên lửa bờ 4K44B Redut, Tổ hợp tên lửa bờ Bastion là 3 lá chắn phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Việt Nam
Niềm tự hào của hệ thống phòng thủ Hải quân nhân dân Việt Nam
Nỗi khiếp sợ của tàu vận tải và tàu đổ bộ của kẻ thù
Lá chắn vững chắc bảo vệ chủ quyền Việt Nam
Phú nguyễn (theo Wki, QĐND)