NSND Trần B́nh yêu cầu phải phân chia rạch ṛi các ca khúc theo thời gian sáng tác, bởi có nhiều ca khúc ra đời trong thời kỳ bao cấp, các tác giả được Nhà nước chi trả tiền đào tạo ở trong và ngoài nước, sau đó được phân công công tác, trả lương, phân nhà, lương hưu... để họ viết nhạc. Vậy th́ những ca khúc đó phải được tính là của cộng đồng
Sau khi nhạc sĩ (NS) Phó Đức Phương cùng hơn 30 nhạc sĩ lăo thành “tố” Cục nghệ thuật biểu diễn (NTBD) “tiếp tay” cho các bầu show quỵt tiền tác quyền và Cục cũng cho rằng NS Phó Đức Phương “ăn vạ, kích động”, thì mới đây NSND Trần B́nh tiếp tục lên tiếng: Trung tâm Bảo vệ Bản quyền âm nhạc (VCPMC) do NS Phó Đức Phương làm giám đốc thực chất đang hoạt động “chui”, bởi chưa hoàn thiện hồ sơ để Bộ VHTT&DL, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ phê duyệt.
Chứng từ của VCPMC không thể thanh khoản?
NSND Trần B́nh, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam, tiết lộ, Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ VH nhiều lần nhắc nhở Trung tâm từ khi thành lập đến nay phải hoàn thiện hồ sơ với toàn bộ văn bản ủy quyền của các tác giả, hoặc chủ sở hữu tác phẩm; biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, hoạt động thu, mức thu, cách thức phân phối nhuận bút, thù lao... và tờ tŕnh để gửi lên Bộ VHTT&DL, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ. Khi nào các cơ quan đó phê duyệt th́ mới được phép tiến hành. Nhưng hiện nay, Trung tâm vẫn chưa làm, đó là sai phạm.
“Với giấy tờ như của Trung tâm, chúng tôi không thể xuất toán v́ giấy tờ không theo biểu mẫu của Bộ tài chính, không có giá trị về mặt thanh khoản. Trung tâm như một tổ chức đ̣i nợ thuê, không hợp pháp”, ông Trần B́nh cho hay.
NSND Trần B́nh. Ảnh: Lê Thoa
Ông B́nh cũng cho rằng, trả tiền bản quyền sau buổi diễn th́ hợp lư hơn là nộp tiền trước, bởi trên thực tế, BTC phải xin cấp phép từ trước hàng tháng trời, sau đó đến ngày tổng duyệt, có những bài bị cắt khỏi danh mục xin phép. Chẳng hạn xin cấp phép 22 ca khúc, Trung tâm thu cả 22, đến khi diễn chỉ 18 ca khúc, nhưng BTC đ̣i lại tiền bản quyền th́ Trung tâm nhất quyết không trả.
Ông nhấn mạnh, việc đếm ghế thu tiền là vô cùng bất hợp lư: “Nhà hát lớn có 550 ghế, nhưng phải dành ra 2 hàng ghế để Nhà hát và Nhà nước làm giấy mời. Ngoài ra, chúng tôi c̣n mối quan hệ của các Bộ, Ban ngành, mỗi buổi diễn ít nhất phải 70-80 giấy mời, vậy làm sao tính được theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” như vậy?”.
Ông B́nh cũng yêu cầu phải phân chia rạch ṛi các ca khúc theo thời gian sáng tác, bởi có nhiều ca khúc ra đời trong thời kỳ bao cấp, các tác giả được Nhà nước chi trả tiền đào tạo ở trong và ngoài nước, sau đó được phân công công tác, trả lương, phân nhà, lương hưu... để họ viết nhạc. Vậy th́ những ca khúc đó phải được tính là của cộng đồng. C̣n những nhạc phẩm mới được sáng tác của các nhạc sĩ trẻ, họ tự chi trả tiền ăn học, sinh sống... mới là tác phẩm của riêng họ, do đó, mức tiền tác quyền cũng phải khác.
“Nên thanh tra VCPMC”
Luật sư Trần Đ́nh Triển phân tích: VCPMC trong thời gian qua tự ḿnh quyết định việc thu chi mà chưa được một cơ quan quản lư nhà nước xem xét, đây là một sự lạm quyền. Ông khuyến cáo Thanh tra của Bộ VHTT&DL phối hợp với Cục NTBD, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Cục thuế Hà Nội-nơi VCPMC đóng, cần kiểm tra toàn bộ hoạt động thu chi của VCPMC. “Họ muốn biến Cục NTBD trở thành một đơn vị làm thuê, thu tiền để chuyển về cho VCPMC là điều không thể có. Do đó, việc khiếu nại này có dấu hiệu mất b́nh thường. Nếu phát hiện sai phạm, Thanh tra Bộ phải phối hợp với Bộ Nội vụ và yêu cầu Hội Nhạc sĩ Việt Nam thu hồi lại quyết định thành lập VCPMC”, ông Triển nêu quan điểm.
Luật sư Trần Đ́nh Triển. Ảnh: internet
Ông Tô Văn Động, Chánh Văn pḥng Bộ, ủng hộ quan điểm của Cục NTBD là đơn vị nhà nước không đi thu quyền thay cho các đơn vị tư nhân, các doanh nghiệp. “Cơ quan cấp phép chỉ yêu cầu họ cam kết thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ chứ không thể ép buộc họ phải nộp hóa đơn đă trả tác quyền rồi mới được cấp phép. Cả hai đơn vị nên có sự thiện chí để cùng ngồi lại giải quyết các vấn đề liên quan đến bản quyền âm nhạc”, ông Động nói.
BDV