Ngay từ khi kỹ thuật bọc thép ra đời, ư tưởng chế tạo một cỗ “siêu tăng” có thể tiêu diệt mọi mục tiêu đă ra đời. Quan tâm nhất tới vấn đề này là người Đức và người Anh. Ngoài ra c̣n có Mỹ và Pháp.
Vào cuối Thế chiến I, Đức đă chế tạo hai mẫu siêu tăng thử nghiệm mang tên K. Mỗi chiếc có khối lượng lên tới 150 tấn. Vũ khí chính là 4 pháo 77mm và 7 súng máy. Chúng được lắp hai bên sườn tương tự như mẫu Mk1 của người Anh.
Mẫu xe tăng ngh́n tấn Edward Grote của Liên Xô với pháo 305 mm được thiết kế đầu những năm 1930
Ngoài khối lượng cực lớn và chiều dài “ngoại hạng” (13m), siêu tăng K của Đức c̣n có rất nhiều đặc tính thú vị khác. Mỗi chiếc được cấu thành từ 3 khối. Phần chính tương tự như bánh tàu lửa kết hợp với bánh xích và chuyển động trên các ray khi xe di chuyển.
Được bắt đầu thiết kế từ năm 1917 nên khi mẫu siêu tăng này chưa được người Đức hoàn thiện th́ Thế chiến I đă kết thúc. Người Đức cũng phá hủy toàn bộ chúng trước khi bại trận nhằm ngăn không để siêu tăng K rơi vào tay đối phương.
Siêu tăng K của Đức phát xít
Đi tiên phong trong việc hiện ư tưởng chế tạo siêu tăng trong Thế chiến I, cũng chính người Đức là những người đầu tiên quay lại với ư tưởng này trong Thế chiến II.
Vào tháng 6/1940, Hiler đă ra lệnh cho thuộc hạ của ḿnh chế tạo một cỗ máy siêu trọng bọc thép, có vỏ giáp dày nhất có thể và được trang bị một pháo 128mm.
Dây chuyền sản xuất siêu tăng K của Đức
Một mẫu siêu tăng kư hiệu 205 đă ra đời. Chiếc này sau đó nổi tiếng với tên gọi “Chuột con” mặc dù nó cực kỳ khổng lồ với khối lượng lên tới 188 tấn. Chiếc thứ hai có tên gọi E-100. Cả hai con “quái vật” này đều thuộc biên chế của lục quân và sử dụng để đột phá trước các hỏa điểm mạnh của đối phương.
Ngược lại, hai cỗ máy khổng lồ này cũng có thể được sử dụng như pháo đài vững chắc cho nhiệm vụ pḥng thủ. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ hai bên sườn trong các trận đánh kéo dài.
Mẫu siêu tăng "Chuột con" của Đức
Siêu tăng “Chuột con” được trang bị cả động cơ diesel và động cơ điện. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm thất bại đă khiến trùm phát xít Hitler không c̣n hứng thú với những siêu tăng này nữa.
Một nguyên nhân khác khiến dự án chế tạo những siêu tăng này bị hủy là v́ nước Đức phát xít đang đứng trước nguy cơ diệt vong và không thể chi thêm tiền. Cho tới khi Thế chiến II kết thúc, người Đức mới kịp làm được 2 mẫu “Chuột con”. Mẫu đầu tiên được thử nghiệm vào tháng 6/1944.
Siêu tăng “Chuột con” dài 10,2 m, rộng 3,6 m và cao 3,7 m.
C̣n mẫu E-100 thậm chí c̣n chưa từng được thử nghiệm. Một chiếc E-100 nặng 140 tấn và dự kiến được trang bị pháo 150 mm và pháo 75 mm. Vỏ thép của E-100 được thiết kế tương tự của “Chuột con”.
Siêu tăng E-100
Ngoài Đức, Anh và Mỹ cũng quan tâm tới việc chế tạo những pháo đài di động khổng lồ. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính khiến chúng chưa bao giờ được đưa vào trang bị là bởi với khối lượng khổng lồ chúng không thể cơ động với các loại động cơ “yếu ớt” thời bấy giờ.
Đó là lư do tại sao vào tháng 1/1943, người Đức lại bắt tay vào chế tạo một mẫu tăng mới. Sau đó mẫu này đă ra đời với tên gọi T-VIB và được đưa vào trang bị cho quân đội Đức. Tổng số 489 chiếc T-VIB được sản xuất và tung đi các chiến trường nhằm giúp người Đức cứu văn t́nh h́nh.
Xe tăng T-VIB
Tuy nhiên, mẫu xe tăng này không thực sự là “siêu” v́ nhẹ hơn rất nhiều so với các tham vọng trước đó. Mỗi chiếc T-VIB chỉ nặng khoảng 67 tấn với động cơ 650 mă lực. Vỏ giáp dày nhất ở phía trước lên tới 150 mm. Dù nhẹ hơn rất nhiều các siêu tăng thực thụ nhưng T-VIB cũng chỉ có thể di chuyển với tốc độ khoảng 28 km/h. Trên thực tế, mẫu “siêu tăng” mà người Đức kỳ vọng không khác mấy so với các xe tăng Panther.
Xe tăng T-VIB
Lần đầu tiên T-VIB xuất hiện trên chiến trường là ở Ba Lan vào tháng 8/1944. Với tốc độ bắn nhanh từ 7-8 phát mỗi phút, T-VIB có ưu thế vượt trội hơn các loại tăng cùng thời.
Tuy nhiên, từ tháng 7/1944, người Đức lại tập trung chế tạo mẫu pháo tự hành mới mang tên Jagd-Tiger. Nhiệm vụ chính của loại pháo này là chống tăng. Tuy nhiên, nó có cấu tạo tương tự một chiếc tăng hạng nặng. Jagd-Tiger nặng gần 72 tấn, dài 10,65 m, rộng 3,6 m và cao 2,8 m.
Pháo tự hành khổng lồ Jagd-Tiger của Đức
Vỏ giáp dày nhất lên tới 250 mm. Vũ khí chính là pháo 128 mm tương tự loại trang bị cho siêu tăng “Chuột con”. Kíp lái khẩu pháo tự hành này gồm 6 người. Mỗi quả đạn pháo nặng 28 kg, có tầm bắn 1000 m và có thể xuyên thủng giáp dày 190 mm. Có tất cả 77 chiếc Jagd-Tiger đă được sản xuất.
Jagd-Tiger Vỏ giáp dày nhất lên tới 250 mm
Bắt đầu từ năm 1940, người Anh cũng bắt tay chế tạo siêu tăng. Điểm đầu tiên mà họ chú ư tới là tăng cường vỏ thép và khả năng vượt vật cản, nhất là các hào rộng.
Chính v́ vậy, các mẫu siêu tăng của Anh không có nhiều khác biệt so với các mẫu từ Thế chiến I. Mỗi chiếc siêu tăng của Anh nặng khoảng 80 tấn với chiều dài 10 m. Tuy nhiên tốc độ tối đa chỉ đạt 14 km/h. Với pháo 76 mm, siêu tăng của Anh được đánh giá thua xa các mẫu siêu tăng của Đức.
Năm 1942, Bộ Chiến tranh Anh bắt đầu chế tạo loại tăng không có tháp pháo A.39. Thực chất, đây là một mẫu pháo tự hành. Hai chiếc đầu tiên được hoàn thành vào năm 1943. Tới năm 1947, Anh sản xuất tất cả 6 chiếc A.39.
Xe tăng A39 của Anh
Vũ khí chính của A.39 gồm một pháo 94 mm và 2 súng máy. Vỏ giáp dày nhất lên tới 229 mm. Kíp lái của A.39 gồm 7 người. Nổi tiếng với biệt danh “Rùa” và chúng cũng chưa bao giờ được đưa vào trang bị.
Cũng trong năm 1943, Đức cho ra ḷ một mẫu tăng không tháp pháo tương tự của Anh. Loại tăng này có vỏ giáp dày tới 305 mm. Siêu tăng của Đức được trang bị pháo 105 mm với đạn pháo có sơ tốc lên tới 915 m/s.
Siêu tăng Karl của Đức
Nhưng đáng kể nhất là mẫu siêu tăng Karl của Đức. Mỗi chiếc Karl có khối lượng lên tới 124 tấn. Vũ khí chính của siêu tăng này là pháo 600 mm. Mỗi quả đạn có khối lượng lên tới 2.200 kg. Trên thực tế, mẫu vũ khí này không phải là xe tăng, cũng không phải pháo tự hành. Chúng được các chuyên gia gọi là pháo khối di động.
Mỗi quả đạn pháo của Karl nặng tới 2.200 kg
Từ năm 1940-1941, Đức đă sản xuất tất cả 6 chiếc siêu tăng này. Tuy nhiên, cũng giống như các mẫu siêu tăng thời bấy giờ, hạn chế lớn nhất của Karl là tốc độ “rùa ḅ” khi chỉ có thể di chuyển với tốc độ tối đa 10 km/h, nhanh hơn tốc độ hành quân của bộ binh.
Đông Triều
theo PNTD