-
Văn pḥng Thiết kế công nghệ hàng không hiện đại (CB SAT) đă kư kết với công ty Trung Quốc "Chzhunke Đông Phương" một văn bản thỏa thuận về cùng hợp tác thiết kế, thử nghiệm và tổ chức chế tạo ở Trung Quốc những máy bay hạng nhẹ dành cho các hăng hàng không nước này.
Cách đây vài hôm, ông Maksim Mironov, Giám đốc CB SAT đă thông báo với "Interfax-AVN" tin này. Theo lời ông, trong năm 2012, CB SAT dự kiến thỏa thuận về toàn bộ chi tiết phối hợp tổ chức hoạt động trong công tác thiết kế và sản xuất máy bay.
Công việc chung của phía Nga với đối tác Trung Quốc sẽ dựa trên cơ sở mẫu máy bay 12 chỗ ngồi của CB SAT được trang bị động cơ diesel, và máy bay 30 chỗ ngồi với động cơ turbine phản lực.
Cũng sẽ thực hiện đề án máy bay 4-6 chỗ ngồi. CB SAT sẽ đầu tư vào đề án chung không chỉ bằng sản phẩm trí tuệ, mà cả một phần thiết bị và trang bị kỹ thuật sản xuất.
Nga đang chuyển giao cho Trung Quốc nhiều công nghệ sản xuất máy bay tiên tiến
Trước đó, tờ "Nhân dân nhật báo” của Trung Quốc đưa tin rằng công ty Nga-Trung sẽ đầu tư 8 tỷ nhân dân tệ (gần 1,27 tỷ dollar) để xây dựng tại thành phố Ordos một nhà máy sản xuất máy bay hạng nhẹ.
Tổng Giám đốc công ty "Chzhunke Đông Phương" Chuang Chung cho biết, đề án sẽ chuyển sang giai đoạn thực hiện trong năm 2012.
Theo lời ông này, sau khi hoàn tất phần xây dựng cơ sở hạ tầng, sản lượng chế tạo vào năm 2016 là 400 chiếc máy bay mỗi năm, tổng doanh số sản xuất hàng năm là trên 10 tỷ nhân dân tệ.
Nga chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ sản xuất máy bay hạng nhẹ loại 8 chỗ và 30 chỗ chạy bằng turbin khí
Không chỉ phối hợp hay hợp tác và kĩ thuật chế tạo máy bay, Trung Quốc c̣n là bạn hàng thân thiết trong hợp tác quân sự-kỹ thuật với Nga. Trong những năm 1990 của thế kỷ trước, Trung Quốc cùng với Ấn Độ là những nhà nhập khẩu quan trọng vũ khí Nga.
Có thể nói, vào giai đoạn đó ngành công nghiệp quốc pḥng Nga đă được duy tŕ nhờ hai đối tác hàng đầu là Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhưng vào năm 2005, Trung Quốc giảm đáng kể số lượng vũ khí mua từ Nga. Một phần do quốc gia bắt đầu tổ chức mở rộng sản xuất vũ khí, cả theo các bản quyền được mua cũng như phiên bản nhái không cấp phép. Thứ hai, Trung Quốc yêu cầu cung cấp cho họ loạt công nghệ mang tính chất nhạy cảm và đă bị Nga từ chối.
Trung Quốc c̣n là bạn hàng thân thiết trong hợp tác quân sự-kỹ thuật với Nga
Tuy nhiên cách đây một năm, Bắc Kinh đă quyết định thay đổi phương pháp tiếp cận và bắt tay đàm phán mua mẫu mă thiết bị quân sự công nghệ cao, chẳng hạn như SU-35.
Trung Quốc cũng cần sự trợ giúp của Nga trong lĩnh vực chế tạo động cơ, sản xuất loạt tổ hợp dành cho hải quân.
V́ vậy, theo ư kiến của Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, ông Ruslan Pukhov, vẫn có thể hy vọng là hợp tác quân sự-kỹ thuật của Nga và Trung Quốc sẽ tiến lên một cấp độ mới.
Phú nguyễn
(theo Tiếng nói nước Nga)