Thêm một đ̣n giáng mạnh vào nền kinh tế Iran khi ngày 6.2, Tổng thống Mỹ Obama đă ra lệnh phong tỏa các tài sản của chính quyền Iran ở Mỹ, áp đặt thêm các lệnh cấm vận lên Ngân hàng Trung ương Iran.
Chưa đủ đ̣n trí mạng
Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh, lệnh trừng phạt mới này là thông điệp của chính phủ cho chính quyền Iran. Tehran sẽ phải đối mặt với áp lực kinh tế và ngoại giao ngày càng gia tăng nếu không quan tâm đến những quan ngại có bằng cứ và có hồ sơ hỗ trợ rơ ràng của cộng đồng quốc tế, liên quan đến bản chất chương tŕnh hạt nhân của Tehran.
Tổng thống Mỹ Obama thông báo lệnh trừng phạt mới.
Những lệnh cấm vận mới c̣n bao gồm đe dọa truy tố các định chế tài chính nước ngoài nếu các nước đó thực hiện một số loại h́nh kinh doanh trực tiếp với Iran. Trước đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng đă áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với ngành công nghiệp dầu khí của Iran. AFP dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, các biện pháp trừng phạt mới cũng là một cách để ông Obama thuyết phục Israel không đơn phương tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.
Các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế đă bắt đầu cho thấy những ảnh hưởng rơ rệt tới nền kinh tế Iran, khiến lạm phát gia tăng và làm trượt giá đồng tiền của nước này. Tuy nhiên, những biện pháp này chưa đủ để giáng một đ̣n trí mạng buộc Tehran phải từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế của Iran cho tới thời điểm này đều bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của EU. Những ngày gần đây, các tàu của Iran đă phải ngừng nhập khẩu gạo của Ukraine do các khoản thanh toán không được giải quyết. Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE) đă yêu cầu các ngân hàng ngừng cấp vốn cho giao dịch giữa Iran và Dubai. Càng ngày, Iran càng gặp nhiều khó khăn hơn trong giao dịch quốc tế bằng đồng rial.
Iran trả đũa
Theo kênh truyền h́nh Press TV phát bằng tiếng Anh, Quốc hội Iran ngày 7.2 khẳng định sẵn sàng áp đặt lệnh cấp xuất khẩu dầu lửa sang một số quốc gia châu Âu.
EU, đối tác mua khoảng 1/5 lượng dầu mỏ của Iran, dự định sẽ ngừng nhập khẩu dầu mỏ của nước này từ ngày 1.7. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ, đối tác mua 34% trữ lượng xuất khẩu của Iran, tỏ ư cho biết họ sẽ không cắt giảm lượng dầu mỏ nhập khẩu, và những nước này có thể sẽ mua hầu hết hoặc toàn bộ số lượng dầu của Iran mà EU từ chối nhập khẩu.
Nghị sĩ Mohammad Javad Karimi-Qoddusi cho biết: "Để trả đũa biện pháp cấm nhập khẩu dầu lửa của các nước châu Âu được Israel hậu thuẫn, chúng tôi sẵn sàng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu lửa sang một số nước châu Âu".
Phản ứng trước hành động thắt chặt trừng phạt của Mỹ, Tehran cho rằng đó là "động thái thù địch”…, “một cuộc chiến tâm lư vô nghĩa... và không có ǵ mới v́ nó vẫn diễn ra như vậy suốt 30 năm qua”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast khẳng định, hành động trừng phạt sẽ không gây ra bất kỳ tác động nào tới chương tŕnh hạt nhân của Tehran.
Quang Minh - DânViệt