- Trong những năm qua, Hải quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh toàn diện. Để h́nh dung rơ hơn lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam này, Phunutoday xin gửi đến độc giả bài viết: Hải quân Việt Nam với nghệ thuật quân sự "lấy nhỏ đánh lớn" của tác giả Lê Ngọc Thống. Bài viết gồm 2 phần. Phần 1: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị kĩ thuật cho lối đánh. Phần 2: Tấn công với tư tưởng quân sự "lấy nhỏ đánh lớn".
Bất kỳ một đạo quân đi xâm lược nào cũng có lực lượng hùng hậu, họ dùng lực để tạo nên thế trận áp đảo “như chẻ tre” ḥng đánh nhanh giải quyết nhanh.
Việt Nam bao đời nay mỗi khi chống xâm lược đều ở trong t́nh thế như vậy. Phải đánh với nhiều đạo quân xâm lược, có lúc đánh đến 2 – 3 lần và phải đánh trong tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch.
Có lẽ đó là cơ sở thực tiễn để h́nh thành nên một nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc: “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Nghệ thuật quân sự này dù là của một dân tộc nhưng cũng như một quy luật tất yếu khách quan. Ngày nay, nghệ thuật quân sự đó được bổ sung và phát triển lên một tầng cao mới. “Lấy nhỏ đánh lớn” là một nhát cắt trong tư tưởng nghệ thuật quân sự này.
Hải quân Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc các hải đảo và bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, tuy đă cố gắng rất nhiều nhưng lực lượng cũng không hùng hậu như các nước lớn.
Hải quân đối phương muốn tiến hành xâm lược phải là “Hải quân nước xanh”, do vậy vũ khí trang bị không những hiện đại mà tàu thuyền phải lớn để chịu sóng gió và hoạt động dài ngày trên biển. Chính v́ thế nếu xảy ra chiến tranh th́ về đại thể Hải quân Việt Nam vẫn phải lấy nhỏ đánh lớn và lấy ít địch nhiều.
Cơ sở thực tế của tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn của Hải quân nhân dân Việt Nam với khái niệm “nhỏ và ít” đă khác xa thời tiến hành chiến tranh giải phóng Tổ quốc. “Nhỏ” ở đây được hiểu là vũ khí gọn nhẹ mà hiện đại, uy lực lớn. “Ít” ở đây được hiểu là lực lượng ít mà tinh nhuệ, cơ động nhanh. Như vậy “nhỏ”, “ít” của Hải quân Việt Nam ngày nay đă thay đổi cơ bản về chất.
Một quy luật khắc nghiệt luôn luôn đúng trong chiến tranh là mạnh th́ thắng mà yếu th́ thua. Do đó, điều quyết định sống c̣n là phải biết tạo thế. Chuyển hóa từ thế nước, thế địa lư thành thế trận vững chắc th́ nhỏ không những sẽ có uy lực như lớn mà c̣n có ưu thế hơn lớn, ít sẽ biến thành nhiều và lúc đó yếu thành mạnh.
Tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn đă được Hải quân Việt Nam tổ chức thực hiện một cách căn cơ, bài bản, thể hiện một ư chí quyết tâm cao độ. Đó là sự chuẩn bị và triển khai các lối đánh theo tư tưởng trên: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị phục vụ lối đánh.
Những thứ mà Hải quân Việt Nam chuẩn bị cho lối đánh (những loại mà báo chí, mạng Internet đều đă đăng), so với thực tế th́ không thể đầy đủ và chính xác. Có điều tựu trung lại cũng nổi bật lên một số vấn đề mà chúng ta quan tâm.
Hải quân nhân dân Việt Nam chính qui, tinh nhuệ, hiện đại. Ảnh: QĐND
Thứ nhất là: Những loại tàu tấn công trên mặt nước như tàu tên lửa, phóng lôi đều nhỏ gọn, tốc độ cao. Vũ khí trang bị hiện đại, sát thương mạnh có thể tiêu diệt loại tàu lớn hơn nó nhiều lần như tàu khu trục, tuần dương…
Thứ hai là: Tàu ngầm KILO cũng vậy, nhỏ gọn đặc biệt là êm (tiếng ồn nhỏ). Vũ khí trang bị rất hiện đại. Chỉ cần trúng 1 quả ngư lôi mà nó phóng ra mà trúng đích cũng đủ làm cho khu trục hạm hay tuần dương hạm mất sức chiến đấu.
Thứ ba là: Không quân của Hải quân, tính năng kỹ chiến thuật của SU-22M4 mang được loại vũ khí diệt hạm hiện đại nhất như Kh-31A hoặc có thể Brahmos và đặc biệt SU-22M4 có thể bay rất thấp với tốc độ cao.
>>
Ảnh sức mạnh vũ khí kĩ thuật của Hải quân Việt Nam
Các chuyên gia quân sự đối phương không thể không nghiên cứu và hiểu rơ vấn đề này. Việc Hải quân Việt Nam chuẩn bị, mua sắm vũ khí trang bị phục vụ cho lối đánh sở trường của ḿnh không làm họ bất ngờ bởi không có ǵ là bí mật. Nhưng hiểu là một chuyện, khắc chế xóa bỏ nó lại là chuyện khác.
Nếu kẻ thù tấn công chúng ta từ hướng biển, Hải quân của họ buộc phải đối đầu với một loạt t́nh huống nguy hiểm do Hải quân Việt Nam gây ra như: Trên mặt nước bị nhiều tàu cơ động nhanh bất ngờ tấn công từ nhiều hướng; dưới nước có thể bị tầu ngầm phục kích hoặc tiếp cận mà phát hiện quá muộn; trên không th́ không xác định được SU-22M4 từ đâu tới.
Tại sao? Trước hết “Lấy nhỏ đánh lớn” là tư tưởng quân sự, do đó có rất nhiều lối đánh (h́nh thức tác chiến) và có trăm mưu ngh́n kế để tiến hành thực hiện theo tư tưởng đó. Muốn vậy phải tạo thế và biết dùng thế (chỉ đơn giản đề cập thế địa lư).
Một đất nước “mặt hướng ra biển, lưng dựa vào núi” th́ không thiếu ǵ thế hiểm để chống giặc ngoại xâm. Trên đất liền không biết bao nhiêu tên núi tên sông đă đi vào sử sách như một huyền thoại.
Tuy nhiên, pḥng thủ Tổ quốc từ hướng biển trong chiến tranh hiện đại công nghệ cao th́ với kinh nghiệm quá ít ỏi trong chống Mỹ là không đủ mà cần phát triển thêm nhiều. Để tấn công đối phương có trang bị lớn, hiện đại, th́ yếu tố bất ngờ là quyết định thành bại.
Tàu HQ376 trước khi rời bến lên đường tuần tra. Ảnh: QĐND
Không có tính bất ngờ th́ lực lượng tấn công sẽ như con thiêu thân. Vậy để có yếu tố bất ngờ, Hải quân Việt Nam phải xác định chắc chắn khu vực tác chiến để chủ động chọn những vị trí ém sẵn cho KILO và các tàu tên lửa, phóng lôi tốc độ cao.
Đặc biệt phải tạo nơi cho SU-22M4 cất cánh (phải tạo ra hàng chục sân bay như sân bay Khe Gát ở Quảng B́nh, nơi mà 2 chiếc MIG-17 đă cất cánh trong trận 19/4/1972). Địch không dại ǵ lại đi vào chỗ mà biết sẽ bất lợi…
V́ thế xác định chắc chắn khu vực xảy ra tác chiến là một quá tŕnh hoạt động thực hiện mưu, kế của Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam vạch ra như nghi binh, lừa địch, điều động địch…làm sao để ta đánh ở nơi ta muốn hoặc ít nhất là chủ động bố trí sử dụng lực lượng.
Khi có lực lượng, vũ khí trang bị phù hợp được tồn tại trong một thế hay, hiểm th́ có thể nói Hải quân Việt Nam có đủ tự tin để đương đầu với kẻ thù xâm lược.
(C̣n tiếp phần 2)
Lê Ngọc Thống
theo PNTD