Trên thế giới những vụ nhân viên không lưu hô nhầm lệnh cất, hạ cánh gây ra hậu quả lớn hơn nhiều so với việc máy bay suưt đâm ô tô xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất. Máy bay tan xác, hàng trăm người chết là kết cục đă diễn ra.
Tại đường băng Tân Sơn Nhất (TP HCM, Việt Nam), một máy bay suưt va phải ô tô chỉ v́ kiểm soát viên không lưu đọc nhầm lệnh hạ cánh từ phải thành trái. Đây cũng không phải là lần đầu tiên các máy bay Việt Nam gặp sự cố do nhân viên không lưu, song ít nhất, chưa từng có thiệt hại về người. C̣n trên thế giới, những sơ xuất của nhân viên không lưu đă gây ra nhiều tai nạn khủng khiếp khiến hàng trăm người thiệt mạng.
|
Những tai nạn máy bay do con người gây nên thường đáng tiếc và thảm khốc không kém các nguyên nhân khác.
|
Tại Tây Ban Nha ngày 27/3/1977, tai nạn giữa 2 máy bay Boeing 747 của hăng KLM và Pan American đă khiến cho 583 người thiệt mạng. Nguyên nhân là nhân viên không lưu của hăng Pan American hướng dẫn sai đường bay cho máy bay. Khi sự cố xảy ra, hệ thống truyền dẫn thông tin bị trục trặc khiến phi công không thể cứu văn t́nh thế. Trong khi máy bay của hăng KLM đă cất cánh mà chưa được ban điều hành cho phép.
Vụ tai nạn máy bay tại Delhi (Ấn Độ) khiến 349 hành khách thiệt mạng vào ngày 12/11/1996 cũng có liên quan đến nhân viên kiểm soát không lưu. Song lần này, người gây tai nạn là phi hành đoàn của hăng hàng không Kazakhstan do không tuân theo chỉ dẫn đúng của nhân viên không lưu. Chiếc Boeing 747 của hàng không Ảrập Xêút đă đâm vào một máy bay chở hàng của Kazakhstan gần thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Tai nạn thêm nặng một phần cũng v́ chiếc máy bay nói trên không được trang bị công nghệ chống va chạm.
Ngoài những vụ liên quan đến nhân viên không lưu, nhiều tai nạn khác xuất phát từ sự lơ là trong bảo dưỡng, kiểm soát hàng hóa không kỹ càng. Tại Nhật Bản, vào ngày 12/8/1985, chiếc Boeing 747 của hăng hàng không Japan Airlines, khi vừa cất cánh từ sân bay Tokyo, đă đâm xuống sườn núi Phú Sĩ khiến 520 người thiệt mạng.
Sau đó, cơ quan điều tra t́m được nguyên nhân của vụ tai nạn là máy bay bị mất một phần đuôi cánh. Trước đó 7 năm, bộ phận vách ngăn phía sau của chiếc Boeing này đă bị hỏng, và được sửa chữa. Tuy vậy, nhân viên bảo tŕ đă không làm đúng quy tŕnh. Chính sự lơ là này khiến cho bộ phận đuôi cánh bị rời ra khi máy bay vừa lên khỏi mặt đất.
Không lâu khi tai nạn xảy ra, nhân viên trực tiếp bảo tŕ chiếc Boeing 747 nói trên đă tự sát. C̣n ông chủ hăng bay phải từ chức và cam kết bồi thường xứng đáng cho tất cả các gia đ́nh nạn nhân.
Ngày 23/6/1985, một quả bom đă làm nổ tung chiếc máy bay 747 của hăng hàng không Ấn Độ trên bờ biển phía đông của Ireland. Toàn bộ 329 người trên máy bay đă thiệt mạng trong hành tŕnh từ Toronto tới Bombay. Cùng ngày, tại sân bay Tokyo, trong lúc nhân viên hàng không đang kiểm soát hành lư, một quả bom cũng đă phát nổ. "Chủ nhân" mang quả bom nói trên cũng là một chiếc 747 của hăng hàng không Ấn Độ.
Sau vụ tai nạn, các nhà điều tra đă lên tiếng chỉ trích về sự kiểm soát lỏng lẻo trong khâu kiểm tra hành lư, các thiết bị sàng lọc kém hiệu quả và đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo nghiệp vụ chuẩn.
Kết quả điều tra hơn 2.140 vụ tai nạn hàng không của Ban an toàn giao thông Mỹ cho thấy, tỷ lệ nguyên nhân do phi công trực tiếp lái gây ra chiếm 37%. Trong khi đó, các lỗi điều khiển không lưu, sai tải trọng của máy bay, bảo dưỡng, sai sót trong cấp phát nhiên liệu, ngôn ngữ thông tin sai lệch... chiếm 4%. Số c̣n lại, có 33% không xác định được, 13% do lỗi kỹ thuật, 7% thời tiết xấu, 5% do khủng bố và 1% các nguyên nhân khác.
Như vậy, lỗi từ con người đă chiếm gần 50% các nguyên nhân gây ra tai nạn. Điều này cũng là hồi chuông cảnh báo đối với các hăng hàng không trong việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng cao, đủ tŕnh độ, chuyên môn để hạn chế các tai nạn đáng tiếc.
Tạ Linh
VNExpress